Thứ Hai, 17 tháng 10, 2016

Mẫu chuyện Hài: Vấn đáp gái mại dâm


Một gái gọi bị bắt quả tang đang mây mưa với một người ngoại quốc trong một khách sạn ở Vũng Áng. Cô bị đưa về đồn công an và bị tra xét.
Sau đây là đoạn đối thoại giữa cô với công an:
Công an: Cô còn trẻ khỏe, xinh đẹp, sao không kiếm nghề gì mà làm lại đi bán dâm?
Cô gái: Đây cũng là một nghề mà anh.
Công an: Luật pháp nước ta không thừa nhận đây là một nghề.
Cô gái: Luật pháp do con người làm ra cả thôi. Thích cho nó là một nghề thì nó là một nghề. Ở nước khác đây là nghề hợp pháp, có bảng hiệu, có đóng thuế môn bài hẳn hoi.
Công an: Nhưng nước ta không thừa nhận đây là một nghề. Thôi, không nói chuyện đó nữa. Cô bán dâm bao lâu rồi?
Cô gái: Tôi không bán dâm, tôi chỉ làm tình với ông bạn Đài Loan của tôi thôi.
Công an: Cô có lấy tiền của ông khách Đài Loan đó không?
Cô gái: Sau khi làm tình ông ấy cho tôi tiền. Cho thì tôi nhận. Thế thôi.
Công an: Như vậy là cô đã bán dâm lấy tiền. Cô sẽ bị phạt hành chính và đưa vào trại phục hồi nhân phẩm.
Cô gái: Anh hỏi xong chưa?
Công an: Rồi.
Cô gái: Bây giờ tôi hỏi anh mấy câu. Ok?
Công an: Cô cứ hỏi.
Cô gái: Tại sao tôi cho ông bạn Đài Loan sử dụng cái mà tôi có thì mấy anh cho rằng tôi bán dâm và bắt tôi, trong khi chính quyền mấy anh cho Formosa sử dụng cái mà chính quyền mấy anh không có thì lại được?
Công an: Chính quyền cho Formosa sử dụng cái gì?
Cô gái: Đất đai, biển trời… Những thứ đó đâu phải của chính quyền mấy anh. Luật pháp ghi rõ “đất đai thuộc sở hữu của toàn dân”, đâu thuộc sở hữu của chính quyền mà chính quyền đem cho Formosa sử dụng.
Công an: Chính quyền cho Formosa thuê đất sử dụng có thời hạn.
Cô gái: Vậy tôi cũng cho ông khách Đài Loan đó thuê bướm sử dụng có thời hạn. Hai việc này đâu có khác chi nhau. Có khác là tôi cho thuê cái thuộc về sở hữu của tôi, còn chính quyền cho thuê cái không thuộc sở hữu của chính quyền. Khác nữa là thời hạn tôi cho thuê có vài tiếng đồng hồ, còn thời hạn chính quyền cho thuê kéo dài tới 70 năm. Đó là chưa kể tôi cho ông khách Đài Loan thuê bướm, lỡ có bề gì tôi chịu trận một mình. Còn chính quyền cho Formosa thuê đất, thuê biển, bây giờ Formosa gây ra ô nhiễm môi trường, cá chết, biển chết… thì dân tình lãnh đủ. Việc cho Formosa thuê đất, thuê biển… của chính quyền đã gây ra tác hại đủ đường, trong khi việc cho thuê bướm của tôi không làm hại đến ai, sao không đi bắt chính quyền mà lại bắt tôi và đòi tống tôi vô trại phục hồi nhân phẩm?
Đến đây thì công an đập bàn quát lớn: Im đi! Nhốt hết chính quyền vô trại thì trại mô mà chứa cho đủ hả?

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2016

TRUYỆN CHẾ VUI: LÃO HẠC

TRUYỆN CHẾ VUI: LÃO HẠC


Lão Hạc cầm cái điếu cày lên và đưa cho tôi:
- Ông giáo hút trước đi.
- Thôi, mời cụ hút trước.
- Ông giáo hút trước đi, đợt này tôi bị hở van dạ dày nên mồm rất thối, hút trước sẽ làm ông giáo mất ngon.
Vậy là tôi cầm lấy cái bật lửa ga, vo một bi thuốc to bằng quả trứng chim cút, từ từ đút vào lỗ điếu rồi châm lửa hút. Tôi rít một hơi xong, thông điếu rồi mới đặt trả lại vào lòng lão. Lão cũng vê thuốc, nhưng vê ít lắm, tròn tròn, bé bé bằng cái hột le. Lão chưa hút vội mà đủng đỉnh cất lời:
- Ông giáo cũng hay sang đây hút thuốc lào phết nhỉ?

- Dạ, vì thuốc lào của cụ ngon mà.
- Ông giáo lại thích hút bi to nữa, lần nào cũng một viên to như ngón chân cái ấy.
- Dạ, to mới phê cụ à.
- Nhưng tốn thuốc lắm. Giờ thuốc lào lại lên giá, 5 hào một gói đấy.
- Chả liên quan.
- Từ giờ, không chơi hút chùa nữa. Ông giáo phải mua thuốc lào cầm sang, tôi sẽ chịu trách nhiệm điếu đóm. Ông giáo thấy sao?
- Cái này để từ từ tính cụ ạ. Vì đợt tới tôi đi công tác suốt, chắc hiếm khi sang đây hút cùng cụ được.
Lão Hạc không nói gì, đưa điếu cày lên miệng và rít. Lão này hút xong thường không bao giờ nhả khói ngay mà cứ ngậm trong mồm như để kéo dài độ phê, như thể sợ rằng khi lão nhả khói ra, cái cảm giác lâng lâng sẽ trôi mất. Lão cứ nín thở ngậm khói như vậy cho đến khi tức ngực không chịu nổi nữa thì mới trợn mắt lên rồi đẩy khói ra từ từ. Mắt lão gà gà, lờ đờ như ngây dại, rồi lại chầm chậm cất lời:
- Có lẽ tôi bán con laptop đấy, ông giáo ạ!
Tôi rất dửng dưng khi nghe lão nói bởi tôi nghe cái câu này nhiều lần rồi, nhàm rồi. Tôi lại biết rằng: lão nói là nói để có đấy thôi, chẳng bao giờ lão bán đâu. Vả lại, có bán thật nữa thì đã sao? Làm quái gì một con laptop cùi bắp mà lão có vẻ băn khoăn quá thế.
Sau một điếu thuốc lào, óc người ta sẽ tê dại đi trong một nỗi đê mê nhẹ nhõm. Lão Hạc ngồi lặng lẽ, hưởng chút khoái lạc con con ấy. Tôi cũng ngồi lặng lẽ. Tôi nghĩ đến mấy quyển sách quý của tôi. Hồi bị bệnh lậu ở Quất Lâm, tôi bán gần hết cả áo quần, nhưng vẫn không chịu bán cho ai một quyển. Ốm dậy, tôi khật khừ về quê, hành lý chỉ vẻn vẹn có một cái va-ly đựng mấy chai dầu ăn, vài hộp bao cao su, còn lại toàn là sách. Ôi những
quyển sách rất nâng niu! Tôi đã nguyện giữ chúng suốt đời, để lưu lại cái kỷ niệm một thời mới lớn đầy tò mò, ham khám phá, đầy những ham muốn thầm kín: mỗi lần mở một quyển ra, chưa kịp đọc dòng nào, tôi đã thấy tim đập bùm bụp, người nóng bừng bừng, đầu óc tay chân bứt rứt khó chịu…
Nhưng đời người ta không chỉ khổ một lần. Sau đợt bị lậu, tôi lại bị ung thư tinh hoàn, phải làm phẫu thuật thay tinh hoàn mới nên đành bán sạch mọi thứ. Hết không còn gì để bán nữa thì tôi phải bán đi một ít sách của tôi. Sau cùng chỉ còn có 3 quyển là “Chuyện tình cô giáo Thảo”, “Bảy đêm khoái lạc” và “Chuyện tình bố chồng nàng dâu”, tôi nhất định, dù có phải chết cũng không chịu bán.
Ðột nhiên lão Hạc lại cất lời làm chen ngang dòng suy nghĩ của tôi:
- Này! Con vợ tôi, đến một năm nay, chẳng thấy gửi tiền về, ông giáo ạ!
À! Thì ra lão đang nghĩ đến vợ lão. Bà ấy đi làm ô-sin trên Hà Nội đã năm sáu năm rồi. Lão giải thích cho tôi hiểu tại sao đang nói chuyện cái laptop thì lại nhảy vọt sang chuyện con vợ lão như vậy:
- Cái laptop là của vợ tôi nó mua đấy chứ!... Nó bảo là nó đi làm xa, sắm cho tôi cái laptop này, lúc nào hai vợ chồng nhớ nhau quá thì sẽ lên mạng chat video, showcam, thế sẽ bớt nhớ hơn…
Ấy nhưng sự đời thường không chiều lòng người bởi người ta thường nói lời mà chẳng chịu giữ lời. Bà vợ lão được thời gian đầu còn chăm chỉ online, về sau cứ thưa dần, thưa dần, rồi lặn mất tăm, tiền cả năm nay cũng không gửi cho lão một đồng nào. Nghe đâu, mụ vợ lão đang cặp kè với một thằng xe ôm ở trên Hà Nội, hai đứa đã thuê phòng chuyển về sống thử với nhau.
Lão Hạc ơi! Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con laptop của lão. Lão chỉ còn một mình nó để làm khuây. Vợ lão đã bỏ lão để theo trai. Già rồi mà ngày cung như đêm, chỉ thui thủi một mình thì ai mà chả phải buồn? Những lúc buồn, có con laptop mà giải trí thì cũng đỡ buồn nhiều lắm. Thế nhưng từ ngày vợ lão không gửi tiền về, lão đâm ra bí bách, vay mượn khắp nơi.
Lão lắc đầu chán nản, bảo tôi:
- Bí tiền quá ông giáo ạ! Tôi vừa thay cái ổ cứng hết 2 đồng, chuột và bàn phím cũng nát hết rồi, nhiều lúc gõ xong nhấn Enter đến năm sáu lần mà nó không gửi đi cho, máy chậm lắm ông giáo ạ!
- Dạ, con nghĩ cụ chỉ nên vào những cái trang tin tức thông thường thôi, hạn chế vào mấy cái web phim ảnh không lành mạnh, vừa load chậm, lại dễ bị virus.
- Tôi già rồi, đọc tin tức làm cái quái gì. Tôi dùng laptop có để làm gì khác đâu ngoài xem mấy cái phim đó. Nhưng chắc có lẽ cũng phải bán thôi, tốn tiền vào nó nhiều quá!
Tôi cũng không dám góp ý gì. Kệ lão thôi, chuyện của lão, lão tự tính. Bẵng đi vài hôm sau, thấy lão mò sang nhà tôi, vừa nhìn thấy tôi, lão đã khoe rối rít:
- Tôi bán laptop rồi ông giáo ơi. Bán cho thằng binh Tư đầu làng được 5 đồng. Sau đó thằng binh Tư lại bán lại cho tôi cái bộ máy cũ của nó giá 3 đồng. Tôi còn thừa ra hai đồng này, tối qua nhà tôi liên hoan nhé.
- Dạ, được thôi ạ. Thế cái bộ máy cũ của thằng binh Tư để lại cho cụ còn mới không? Cấu hình cao không?
- Lấy đâu ra mà mới hả ông giáo. Cái màn bé tẹo nhưng lại dầy bịch, nặng trịch, màu sắc nhạt nhòa; cái case thì bị méo hết vỏ, không lắp chặt lại được, lúc chạy cứ kêu ầm ĩ. Nhưng thôi, vẫn xem được phim là ổn rồi. Mà, ông giáo có biết cài win8 không? Cái máy này cứ chạy được một lúc là bị đơ nên tôi mua đĩa win8 này về cài lại. Ông giáo biết thì sang cài giúp tôi phát.
- Cái win8 này cài dễ mà cụ, nhưng tôi không biết cài. Cụ cứ về thử cho đĩa vào ổ rồi nhấn ok liên tục xem sao.
Thế rồi lão Hạc tiu nghỉu cầm cái đĩa quay về. Chiều tối, tôi tắm rửa sạch sẽ rồi lững thững qua nhà lão Hạc để liên hoan. Vẫn còn cách cổng nhà lão một đoạn thì đã nghe tiếng người lao xao trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang nằm bất động trên nền nhà, mắt trợn ngược, mặt mũi tay chân tím ngắt, cởi trần, quần tụt đến đầu gối. Bên cạnh lão là chai dầu ăn, cuộn khăn giấy và cái màn máy tính vẫn đang chiếu đoạn phim của Ozawa và đồng bọn, đang đến đoạn cao trào, riếng rên rỉ, gào thét vẫn đương hồi da diết.
Chỉ cần nhìn qua thì ai cũng hiểu, lão chết vì bị thượng mã phong, chết mà không nhắm mắt. Tôi chạy lại vuốt mắt lão mấy lần nhưng lão không chịu nhắm. Vài người khác cũng thử nhưng đều không được. Chỉ đến khi Ozawa cùng đồng bọn kết thúc cuộc chiến thì lúc ấy đôi mắt lão Hạc mới từ từ nhắm xuống.

TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI, 

ĐỌC TRUYỆN CƯỜI: ANH BƯỚU CỔ

ANH BƯỚU CỔ

Tôi trôi đi trong một cái hang tối om, sâu hun hút, ẩm ướt và nhoe nhoét – hệt như cái ống trượt ở công viên nước, rồi ngã bịch xuống một khoảng không gian mờ ảo, đỏ đỏ, xanh xanh, rờn rợn đến lạnh người. Tôi lồm cồm bò dậy, rảo mắt nhìn quanh khắp một lượt cái khung cảnh xa lạ, ám ảnh và âm u ấy…
Quan sát kỹ, tôi thấy cách chỗ tôi một đoạn không xa, có lác đác những bóng người, và thêm một vài bóng người khác nữa rải rác ở những góc khuất đâu đó. Tất cả đều nhạt nhòa, lặng lẽ, im lìm, và nếu nhắm mắt lại, tôi không thể biết rằng họ đang tồn tại.
Tôi tiến lại chỗ cái bóng người đàn ông áo trắng gần tôi nhất, giọng rụt rè:
- Xin hỏi…đây là đâu vậy ạ?
Gã áo trắng quay lại. Tôi sững sờ, bởi cái mặt hắn xanh lét, nhợt nhạt, mớ tóc lòa xòa rủ xuống phơ phất. Hắn nhìn tôi bằng ánh mắt lạnh toát và mở miệng khè khè:
- Mới chết hả? Thằng nào mới chết xuống đây cũng hỏi câu y chang vậy!
Tôi rùng mình! Vậy ra đây là âm phủ, và tôi đang nói chuyện với ma. Còn những cái bóng đang lang thang, lẩn khuất quanh đây cũng là ma nốt. Vốn sợ ma từ bé nên đột nhiên toàn thân tôi co rúm lại, run lẩy bẩy và hoảng loạn tột độ. Gã ma áo trắng thấy vậy thì cười hềnh hệch:
- Khùng à! Mày cũng là ma rồi, còn sợ ma gì nữa!
Ừ nhỉ! Đúng vậy thật! Giờ tôi cũng là ma rồi, làm sao phải sợ ma nữa? Cái này giống với một câu truyện ngụ ngôn rằng có một con thỏ xin bà tiên biến nó thành một con sói để khi ra đường gặp sói nó không sợ bị ăn thịt nữa. Ấy thế nhưng khi gặp sói thật, nó vẫn cuống cuồng bỏ chạy, và quên mất rằng mình đang là sói.
Còn một câu chuyện nữa mà tôi được nghe từ hồi bắt đầu có quy định bắt buộc khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm, rằng có hai anh đi xe máy va chạm với nhau, một anh hăng máu mới xông tới đấm anh kia. Chắc thấy chỉ đấm không thì không đã, nên anh ấy loay hoay tìm thêm vũ khí để đập cho sướng. Anh ấy đã định dùng giầy, nhưng lại thôi (chắc sợ sờn da), và cũng đã tháo thắt lưng, nhưng cũng rụt lại (chắc quần rộng, sợ tụt quần). Cuối cùng, có một khán giả đứng xem đã mách nước: “Mũ bảo hiểm trên đầu kia kìa, lấy xuống mà đập”. Anh ấy nghe vậy thì reo lên: “Ờ! Đúng thật! Thế mà không nhớ ra!”.
Còn về phía cái anh bị đánh, do biết mình yếu thế, nên anh ấy cứ co quắp lại, hai tay ôm đầu chịu đòn, mặc cho anh kia đang cầm mũ bảo hiểm tới tấp phang xuống. Rồi lại nghe giọng một khán giả đứng xem mách nước: “Đừng ôm đầu nữa, ôm chỗ khác đi! Đầu có mũ bảo hiểm rồi, ôm làm gì!”. Anh chàng bị đánh nghe vậy thì lập tức làm theo, đưa tay xuống dưới ôm chỗ khác. Hồi ấy người ta hay nhắc nhở nhau rằng: “Ra đường nhớ đội mũ bảo hiểm, và càng phải nhớ rằng mình đang đội mũ bảo hiểm”.
Kể vậy để thấy cái việc tôi sợ ma cũng không phải là quá khó hiểu. Bởi người ta có thể lập tức thay đổi được vẻ bề ngoài, hình thức, hay trang phục, nhưng những suy nghĩ đã ăn sâu vào tiềm thức, đã in hằn trong tâm trí thì không thể ngày một ngày hai mà thay đổi được…
- Tại sao mày chết vậy?
Câu hỏi của anh ma kéo tôi về với thực tế phũ phàng rằng tôi đang ở dưới âm phủ, và đang là một con ma…
- Em cũng không rõ ạ! – Tôi trả lời.
- Vậy mày có nhớ những sự việc ở thời điểm gần nhất trước khi chết không?
- Dạ có! Lúc đó, em đang cùng bạn gái dạo phố thì có mấy thằng cởi trần, toàn thân xăm trổ, cười hô hố, đi qua và thò tay bóp mông bạn gái em. Lúc đầu em không biết, nhưng lát sau nghe bạn gái nói, em mới điên tiết, để bạn gái đứng đó rồi đuổi theo bọn chúng. Đuổi một hồi thì bắt kịp. Em từ phía sau xông tới, đạp một thằng ngã sõng soài ra đất, rồi lao vào giữa vòng vây của bọn chúng, tả đâm, hữu chọc, né trái, đánh phải, ra đòn liên tiếp…
- Hay quá! Kết cục thế nào?
- Em cũng không rõ nữa! Vì lúc tỉnh dậy, mở mắt ra thì em đã xuống đây rồi! Thế còn anh? Chắc chết vì bướu cổ hả? – Tôi vừa hỏi vừa đưa tay sờ sờ lên hai cái khối u ác tính sưng tấy trên cổ anh ma.
- Không! Anh chết vì bị ngã thọt dái lên cổ!
Tôi và anh ma cứ thế trò truyện rất vui vẻ. Anh bảo làm ma thích lắm, vì được tàng hình, người sống không nhìn thấy được mình. Muốn xem gái tắm thì không phải lén lút, vụng trộm, cứ đàng hoàng bay vào nhà tắm mà xem. Muốn xem phim sex cũng không cần phải lên mạng, chỉ cần nửa đêm bay vào phòng ngủ của cặp vợ chồng trẻ mới cưới thì xem tha hồ: hình ảnh sắc nét, âm thanh trung thực, nếu ngồi gần, còn cảm nhận được độ rung, mùi vị, thậm chí còn có nước bắn lên mặt, hệt như xem phim 5D ở rạp Quốc Gia.
Nhưng anh ma cũng bảo rằng tàng hình là con dao hai lưỡi. Bởi khi ấy, ta có thể sẽ phải chứng kiến người mà ta tin yêu làm những việc mà bấy lâu họ vẫn làm lén lút sau lưng ta. Để rồi chỉ khi chết đi, ta mới có cơ hội biết rằng, những lời thề nguyền thủy chung sắt son chỉ là trò lừa gạt, và những huynh đệ, tình thâm đến với ta, hóa ra chỉ là vì tiền bạc…
Tôi và anh ma đang nói chuyện thì bỗng một vầng sáng chói lòa bùng lên trước mặt. Khi vầng sáng ấy tắt đi, tôi thấy xuất hiện một thằng da đen thui, cầm cái dùi cui, hằm hằm tiến về phía tui. Thấy tui hoảng sợ thì anh ma bướu cổ lập tức trấn an:
- Đừng lo! Thằng này là Viêm Dương - tay sai của Diêm Vương. Mày mới chết nên nó tới giải mày đi trình diện Diêm Vương thôi. Nhớ kỹ lời anh dặn: khi Diêm Vương hỏi lúc sống đã gây nên những tội lỗi gì thì mày cứ chối bay đi cho anh. Nhớ đấy! Không nhận tội gì cả thì sẽ được thả!
Thằng Viêm Dương đen thui cầm dùi cui đi trước, tôi lầm lũi theo sau. Nó đưa tôi qua một địa đạo nhỏ và âm u (gọi tắt là âm đạo), cái địa đạo âm u ấy lại dẫn chúng tôi tới một mê cung đầy tử khí (gọi tắt là tử cung)…
Rồi tôi thấy một cái cũi sắt khổng lồ, trong đó nhốt rất nhiều những người đàn ông, và tất cả họ đều bị chọc mù mắt. Tôi quay ra hỏi thằng Viêm Dương:
- Tại sao những người kia lại bị chọc mù mắt vậy?
- À! Đó là những thằng lúc sống thường nhìn trộm phụ nữ tắm, cả những thằng ra đường hay ngắm mông, ngắm ngực đàn bà con gái nữa, nên giờ, chúng phải chịu hình phạt!
Tôi rùng mình! May mà anh ma bướu cổ đã dặn trước, chứ nếu không lát nữa vào, tôi thật thà thú tội hết với Diêm Vương thì mắt tôi cũng sẽ bị chọc mù giống bọn họ.
- Tại sao những người kia lại bị chặt tay vậy? – Tôi hỏi khi nhìn thấy một cái cũi sắt khác.
- Đó là những thằng lúc sống hay quay tay!
- Còn những người kia? Tại sao lại bị chặt chim vậy?
- Đó là những thằng lúc sống hay đi hiếp dâm!
Ôi trời ơi! Thật là khủng khiếp! Tôi đội ơn anh ma bướu cổ nhiều lắm! Nếu không có anh ấy dặn dò trước thì khả năng tôi trở thành một con ma mù mắt, cụt tay, và cụt chim là điều khó mà tránh khỏi.
Rồi tôi thấy hai khu nhà kề sát nhau, một khu đẹp long lanh, lịch sự, sang trọng, như khách sạn 5 sao, còn một khu thì lụp xụp, rách nát, ẩm thấp, như mấy cái chuồng xí ở những vùng nông thôn. Điều kì lạ là cái khu nhà rách nát như chuồng xí ấy thì rất đông người ở, chen chúc, ngột ngạt vô cùng, còn bên khách sạn 5 sao thì lại vắng hoe hoắt, lác đác có một hai người. Tôi thắc mắc thì thằng Viêm Dương giải thích:
- Khu khách sạn 5 sao là dành cho những bác sĩ mà lúc sống chưa từng nhận tiền đút lót của người nhà bệnh nhân!
- Vậy còn khu chuồng xí?
- Cái đó thì tự nghĩ đi! Còn phải hỏi nữa sao?
Thế rồi tôi lại thấy hai khu nhà khác, cũng một long lanh, lịch sự, như khách sạn 5 sao, và một cũng lụp xụp, rách nát như chuồng xí. Bên chuồng xí cũng đã chật kín người, còn bên 5 sao vẫn vắng hắt hiu. Không biết hai khu nhà này là để dành cho những đối tượng nào đây nhỉ? Tôi thắc mắc vậy thôi, chứ không dám hỏi thằng Viêm Dương, vì tôi biết nếu hỏi thì chưa chắc nó đã dám nói, vì sợ phiền phức. Vậy nên tôi đành tự tìm câu trả lời cho mình. Còn các bạn, cũng tự tìm cho mình câu trả lời đi nhé!
Cuối cùng thì tôi cũng tới được chỗ Diêm Vương. Xem trên tivi, thấy các đạo diễn thường xây dựng nhân vật Diêm Vương rất xấu xí, dữ tợn, nhưng giờ mới biết là mấy thằng đạo diễn ấy toàn làm liều, bởi Diêm Vương thật khá là đẹp trai, một vẻ đẹp rất khó diễn tả: ông ấy có chút gì thư sinh, baby như Long Nhật; thêm vẻ cổ quái, liêu trai của Tùng Dương; còn cả sự thánh thiện, hiền lương như Bao Chửng. Chỉ khác cái là Bao Chửng ở giữa trán có xăm cái hình trăng khuyết (biểu tượng cho sự thanh cao, liêm khiết), còn Diêm Vương thì lại xăm hình cái quan tài, dài dài, ở giữa hơi phình ra, nhìn như miếng Kotex, rất hài!
Diêm Vương yêu cầu tôi quỳ xuống, rồi cất giọng lạnh lùng:
- Người kia, lúc sống đã gây ra những tội lỗi gì, hãy thành thật khai báo!
- Dạ bẩm Diêm Vương! Con ở nhà thì vâng lời mẹ cha, đến trường vâng lời cô giáo, đi làm vâng lời sếp, ngày ngày ăn chay niệm phật, rèn cho tâm nhẹ tựa mây trên núi, hồn thanh cao như nước biển khơi, chả có tội lỗi gì đâu ạ!
Diêm Vương nghe vậy thì gật gù hài lòng, rồi hỏi tiếp:
- Ngươi có rượu chè không?
- Dạ không!
- Có lô đề, cờ bạc không?
- Dạ không!
- Có gái gú không?
- Dạ không!
- Đù! Đàn ông không cờ bạc, không rượu chè, không gái gú! Vậy sao ngươi không xuống đây cho sớm, ở trên đó làm cái quái gì không biết! Thôi, thả ngươi ra ngoài cho ngươi lang thang, làm ma tự do!
Vậy là thằng Viêm Dương lại dẫn tôi quay trở ra, và lại đi qua chỗ mấy cái cũi sắt với những kẻ gây tội đang bị trừng phạt. Tôi thật quá may mắn! Lát ra, gặp anh ma bướu cổ, tôi phải quỳ xuống mà tạ ơn anh ấy! Rồi tôi cười khinh mấy thằng đang ở trong cũi kia đã ngu si mà nhận tội. Tôi cười cả cái thằng Diêm Vương đần độn, tôi nói gì nó cũng tin luôn, chẳng buồn truy xét! Không hiểu sao một thằng dốt nát, kém cỏi như nó mà lại leo lên được cái chức to như thế, mà lại nắm trong tay quyền sinh quyền sát của bao nhiêu mạng người?
Tôi chợt nhìn thấy một cái cũi sắt nữa, trong ấy có rất nhiều những người đàn ông bị trói chân tay, nằm ngửa trên nền đất. Mỗi người đàn ông đều bị một con chó nhảy chồm chỗm trên bụng, dùng móng chân cào cào lên ngực, rồi mấy con chó ấy còn tè cả vào mặt của những gã đàn ông ấy. Tôi lại hỏi thằng Viêm Dương:
- Sao mấy gã kia lại bị hình phạt như vậy?
- Đó là những thằng lúc sống làm nghề trộm chó! Giờ chết đi, chúng phải bị chó hành hạ để trả giá cho tội lỗi chúng gây ra.
Đi thêm một đoạn, tôi lại thấy một cái cũi sắt khác, trong đó cũng có rất nhiều đàn ông bị trói chân tay, nằm ngửa trên nền đất. Mỗi người người đàn ông đều bị một cô gái trẻ mặc áo hai dây hở hang, váy ngắn cũn cỡn, ngồi đè lên bụng. Thi thoảng, các cô gái trẻ ấy lại nhảy cồ cồ như đang cưỡi ngựa, rồi áp chặt ngực vào mặt mấy người đàn ông đáng thương như muốn làm cho họ bị ghẹt thở. Tôi lại quay sang hỏi thằng Viêm Dương:
- Sao mấy gã kia lại bị hình phạt như vậy?
- Đó là những thằng lúc sống hay đi chơi cave, giờ chết đi, chúng sẽ bị cave chơi lại để trả giá cho tội lỗi chúng gây ra.
- Liệu tao có thể quay lại gặp Diêm Vương được không? – Tôi hỏi thằng Viêm Dương đen thui.
- Để làm gì?
- Tao muốn thú tội lại!
Vậy là thằng Viêm Dương dẫn tôi quay lại gặp Diêm Vương. Tất nhiên là cái thằng Diêm Vương ngu si ấy chấp nhận lời thú tội của tôi, và ra lệnh cho thằng Viêm Dương đưa tôi đi chịu hình phạt dành cho những thằng đã từng chơi cave. Tôi phấn khởi đi theo thằng Viêm Dương đen thui. Đến chỗ cái cũi sắt – nơi có những ả váy ngắn, áo hai dây đang ưỡn ẹo trên bụng những gã đang nằm dưới nền đất, tôi tưởng thằng Viêm Dương sẽ mở cửa tống tôi vào, những không, nó lại lôi tôi đi tiếp tới một căn phòng tối om, đầy mùi thuốc sát trùng và những tiếng la hét hoảng loạn. Tôi ngạc nhiên hỏi:
- Đưa tao tới đây làm gì? Sao không nhốt tao vào cái cũi sắt để cho mấy em cave ấy trừng phạt tao đi?
- Cái đó để lát nữa! Giờ vào phòng này trước đã!
- Vào phòng này làm gì?
- Quên chưa nói với mày, trước khi nhốt vào cũi sắt thì phải đi thiến trước! Đây là phòng thiến!
Tôi há hốc mồm đau điếng, tinh thần hoàn toàn suy sụp. Thằng Diêm Vương khốn nạn, nó chơi tôi rồi! Đang lê từng bước tuyệt vọng vào trong phòng thiến, chợt tôi nghe có tiếng ai đó gọi tôi. Quay lại, thì ra là anh ma bướu cổ. Không hiểu sao nhìn thấy anh ấy, nước mắt tôi cứ chảy ra nghẹn ngào…
- Anh ơi! Em xin lỗi! Xin lỗi vì đã không nghe lời anh!
- Không sao! Anh dặn thì dặn vậy thôi! Chứ anh biết là với hầu hết những thằng đàn ông, ở vào trường hợp đó, hoàn cảnh đó, đều không thể làm khác được. Khi ấy thì ngay cả đến lời hẹn thề với vợ con bọn chúng cũng quên béng, chứ nói gì là lời dặn dò của anh. Anh đã dặn gần 5 trăm thằng rồi, nhưng chưa thằng nào chịu nghe lời anh cả!
- Nhưng anh lại thoát được đó thôi? Anh được thả ra ngoài lang thang, làm ma tự do mà! Anh có bí quyết gì không?
- Bí quyết cái con khỉ! Là anh may mắn bị thọt dái lên cổ lúc chết thôi! Chứ nếu không thì giờ cũng thành ma thái giám rồi! Thôi, vào đi em! Vào sớm, ra sớm!

ĐỌC TRUYỆN CƯỜI, ĐỌC TRUYỆN CƯỜI, ĐỌC TRUYỆN CƯỜI, ĐỌC TRUYỆN CƯỜI, ĐỌC TRUYỆN CƯỜI, ĐỌC TRUYỆN CƯỜI, ĐỌC TRUYỆN CƯỜI, ĐỌC TRUYỆN CƯỜI, ĐỌC TRUYỆN CƯỜI, ĐỌC TRUYỆN CƯỜI, ĐỌC TRUYỆN CƯỜI, ĐỌC TRUYỆN CƯỜI, ĐỌC TRUYỆN CƯỜI, ĐỌC TRUYỆN CƯỜI, ĐỌC TRUYỆN CƯỜI, ĐỌC TRUYỆN CƯỜI, ĐỌC TRUYỆN CƯỜI, ĐỌC TRUYỆN CƯỜI, ĐỌC TRUYỆN CƯỜI, ĐỌC TRUYỆN CƯỜI, ĐỌC TRUYỆN CƯỜI, ĐỌC TRUYỆN CƯỜI, ĐỌC TRUYỆN CƯỜI, ĐỌC TRUYỆN CƯỜI, 

TRUYỆN VUI: THẰNG PHÓNG

TRUYỆN VUI: THẰNG PHÓNG


Phóng là thằng em cùng xóm trọ hồi sinh viên với tôi. Tôi nghĩ, bố mẹ Phóng chắc đã phải trăn trở, nghiên cứu, nghiền ngẫm và xin ý kiến của rất nhiều các thầy cúng, thầy nho, thầy đồ, thầy tướng số thì mới đặt được cho nó cái tên hay đến thế! Một cái tên vừa mạnh mẽ, nam tính, vừa gợi hình, gợi cảm, lại vừa lột tả được chân thực cái trạng thái thăng hoa tột đỉnh, đầy đam mê, khao khát của loài người (và của cả một số loài súc vật).
Thằng Phóng người nhỏ thó, loắt choắt như con chuột nhắt. Từ đầu đến chân nó, mọi thứ đều toát lên vẻ già nua, duy chỉ có mấy sợi râu tơ lún phún phun ra từ cái cằm mum múp của nó là khiến cho người ta liên tưởng được tới sự trẻ trung, mà là sự trẻ trung của mấy em gái đương tuổi dậy thì.
Hom hem như con mèo đi kiết, nhưng rượu nó uống hàng lít. Nó có cái tật là không uống thì thôi, nhưng đã uống thì uống tới bến, uống đến say, chứ không bao giờ uống kiểu giữ kẽ, cầm chừng (nói là “không uống thì thôi” cho hào hùng, chứ kỳ thực suốt mấy năm quen nó, tôi thấy có đúng một lần nó chê rượu: đấy là hôm nó bị đau răng, sưng húp má, mồm không há ra được, uống sữa còn phải dùng xilanh hút rồi lách khéo qua khe răng mà xịt vào, mà phải dùng xilanh cỡ nhỏ nhất – cái loại chuyên để tiêm phòng dịch cho gà vịt).
Có lần, tôi cùng nó về Hà Nam dự đám ma ông nội thằng Việt – bạn cùng xóm trọ. Lúc ăn cơm trưa, Phóng rót hai bát rượu đầy, một bát nó cầm, một bát đưa cho Việt, bảo: “Cạn bát nhé! Thay cho lời chia buồn của tao gửi tới gia đình mày!”. Thằng Việt, không biết vì nể Phóng, hay vì đang quá đau buồn, thương nhớ ông, mà cũng cầm bát lên nốc cạn. Xong, Phóng lại rót thêm bát nữa, lại đưa cho thằng Việt, lại bảo: “Cạn bát nhé! Thay cho nén nhang thơm chúc ông mày yên nghỉ nơi suối vàng!”…
Cứ thế, tôi không nhớ là thằng Phóng đã mời Việt bao nhiêu bát, với bao nhiêu lý do chính đáng khác nữa, chỉ biết rằng lúc tàn cuộc, thằng Phóng nằm luôn tại mâm, còn thằng Việt bò đi đâu không biết. Đến chiều, lúc đưa ma, thằng Việt vẫn chưa hết say. Nó đi trước xe tang cầm vòng hoa mà mắt vẫn cứ đờ đờ, chân lảo đảo, người xiêu vẹo, nhìn rất tội. Mấy bà con xóm giềng thấy vậy thì trầm trồ khen ngợi: “Thằng đó nó thương ông lắm! Chắc cả đêm qua nó không ngủ, quỳ bên quan tài ông, khóc hết nước mắt, nên giờ mới kiệt sức và mệt mỏi đến thế!”.
Lúc ra đến bãi tha ma, bà con quây tròn quanh cái huyệt đã được đào sẵn để chuẩn bị đưa quan tài xuống. Thằng Việt cũng bon chen lách đám đông, len vào nghiêng ngó, rồi chẳng hiểu loạng quạng, liêu xiêu kiểu gì mà ngã lộn cổ xuống huyệt. Mọi người tưởng nó lưu luyến ông quá, muốn đi theo ông thì mới ra sức lôi nó lên, vừa lôi vừa khuyên ngăn, an ủi: “Thôi con ơi! Người chết cũng đã chết rồi! Con càng như vậy thì hương hồn ông càng khó siêu thoát!”.
Đó là rượu, còn thuốc lá, nó cũng là một con nghiện có số má. Mồm nó lúc nào cũng khét lẹt, nghi ngút khói, như cái đít xe công nông đầu ngang chở hàng quá tải đang leo dốc. Thế nhưng ai bảo nó là thằng nghiện thuốc lá thì thằng Phóng cãi ngay, rằng: “Nghiện là phải hút suốt ngày, liên tục, còn nó thì chỉ lúc nào rảnh nó mới hút”. Tôi thấy nó cãi cũng đúng! Chỉ có điều, với một thằng sinh viên xa nhà, không người yêu, không làm thêm, thường xuyên trốn học như nó thì liệu có lúc nào không rảnh? Hay nói một cách dễ hiểu hơn: nó rảnh suốt ngày!
Trong khi các phòng khác trong xóm đầy chuột, gián, và nhung nhúc kiến, ruồi, thì riêng phòng thằng Phóng lại không có một mống nào. Lý do vì sao thì chưa ai rõ, nhưng có giả thuyết cho rằng chúng đã chết vì ung thư phổi, hoặc bỏ đi hết vì biết rằng nếu cứ ở phòng đó thì sớm muộn cũng chết vì ung thư phổi. Có lần, cả xóm xúm vào, dẫn ra những tác hại, hậu quả của thuốc lá, rồi khuyên nó nên bỏ. Nó ngồi nghe rất chăm chú với vẻ rất tiếp thu. Sáng hôm sau, vừa ngủ dậy, nó đã chạy sang phòng tôi, khoe:
- Nhờ sự giảng giải, phân tích của mọi người, em đã hiểu ra, và đã bỏ được thuốc lá rồi anh ạ!
Tôi nghe cũng mừng cho nó. Thế nhưng đến trưa, lúc tôi đi học về, đã lại thấy nó ngậm điếu thuốc phì phèo…
- Mày bảo bỏ thuốc rồi mà? – Tôi hỏi.
- Dạ! Em chỉ hút ban ngày thôi, tối đi ngủ em lại bỏ!
Ngoài rượu, thuốc lá, thằng Phóng cũng rất yêu lô đề. Lô đề thì không chỉ có nó mà xóm trọ tôi nhiều người ham lắm. Đặc biệt là anh Tuấn – chồng chị Phương. Anh Tuấn có tài giải mã giấc mơ thành số khá chuẩn. Ngày nào anh ấy cũng gõ cửa từng phòng rồi hỏi từng người là đêm qua mơ gì, rồi bảo kể lại cho anh nghe, càng chi tiết càng tốt.
Hôm ấy, khi tôi đang ngồi chơi bên phòng vợ chồng anh Tuấn – chị Phương, thì con bé Lan ở phòng cuối chạy xộc vào:
- Anh Tuấn ơi! Em vừa mơ em bị ỉa chảy!
- Ỉa nhiều không? Phân hình gì?
- Ỉa chảy mà anh, sao có hình được?!
- Ừ, quên! Thế có nhớ màu phân không?
- Màu xanh nõn chuối anh ạ!
Anh Tuấn nghe xong thì gật gù, đăm chiêu suy tính, rồi cẩn thận ghi số 66 vào cuốn sổ đề của anh. Tôi thấy vậy liền hỏi:
- Sao lại là 66 hả anh?
- Ỉa chảy tức là phân sống, sống là ngược lại với chín, mà ngược lại với 9 là 6. Bên cạnh đó, phân có màu xanh, xanh là lục, lục là 6.
Anh phân tích hay và tài tình quá, tôi phục anh sát đất! Tôi bỗng thấy cuộc đời này bất công quá! Tại sao một người tài giỏi như anh mà vẫn phải đi thuê phòng trọ tồi tàn, ở cùng với đám sinh viên nghèo nàn như chúng tôi? Đang ưu tư suy nghĩ thì tôi thấy thằng Phóng từ phòng nó chạy sang, giọng hối hả:
- Anh Tuấn ơi! Em vừa mơ em hiếp dâm!
- Hiếp ai? – Giọng anh Tuấn sốt sắng.
- Dạ…
- Hiếp ai?
- Em hiếp vợ anh!
- Đù! Xóm này bao nhiêu gái không hiếp, sao lại hiếp vợ anh?
- Thì mơ nó thế! Em biết đâu!
- Hiếp ở chỗ nào?
- Hiếp toàn thân luôn!
- Không! Ý anh là địa điểm nơi xảy ra vụ hãm hiếp ấy!
- Ở ngoài giếng, lúc chị đang rửa bát!
- Rửa bát à? Bát tức là 8. Thế đã xuất chưa?
- Chưa! Mới chuẩn bị thôi! Nhưng đột nhiên em nghĩ đến anh! Thấy tội lỗi quá, nên dừng lại kịp lúc!
- Chưa xuất! Chưa xuất…nghĩa là vẫn còn thẳng đứng, vậy là số 1 rồi!
Ấy thế mà tối hôm đó lô về cả 66 và 81 thật! Anh Tuấn mua thịt chó, vịt nướng, với cả bia về khao xóm tưng bừng. Lúc ngồi xuống mâm, anh Tuấn gắp cái đùi vịt béo ngậy bỏ vào bát em Lan, bảo: “Ăn đi em! Nhờ em ỉa chảy mà xóm ta được bữa no nê, hoàng tráng”. Rồi anh quay sang rót bia đầy vào cốc thằng Phóng, nói: “Uống đi em! Nhờ em hiếp dâm vợ anh mà xóm mình được uống bia xả láng”.
Phàm những thằng đã thích rượu bia, thuốc lá, lô đề, thì hiếm khi chúng nó không thích gái. Tôi nhớ, có lần ngồi trà đá với tôi và anh Tuấn, thằng Phóng kể rằng trường nó đang tổ chức phong trào sinh viên tình nguyện, lên tận trên Sơn La, nhưng nó không tham gia, vì nó bảo không thích đi xa, và cũng không thích mấy cái hoạt động kiểu như thế. Tôi nghe vậy thì động viên nó: “Anh nghĩ em nên tham gia. Những hoạt động đoàn ý nghĩa như vậy sẽ giúp em có thêm các mối quan hệ, mở rộng tầm hiểu biết, làm hành trang để mai sau bước vào đời”. Nó nghe xong thì thở dài: “Em học hành kiểu này chắc không lấy được bằng, nên xác định học xong về quê đi phụ xe lam chở khách với ông già. Xe chạy nội tỉnh, sáng đi chiều về nên đi người không cũng được, cần gì hành trang đâu anh”.
Anh Tuấn nghe vậy thì phụ họa thêm: “Không đi là phải! Sơn La buồn bỏ mẹ! Đợt trước anh công tác trên ấy mấy tháng, chỉ muốn bỏ quách về! Có mỗi thú vui duy nhất là chiều chiều ra bờ suối rình trộm gái dân tộc tắm. Công nhận, con gái Thái đứa nào da cũng trắng mịn, nần nẫn từ đầu tới chân, mà lại toàn mấy em trẻ, chỉ từ 16 đến 20 tuổi, vừa tắm chúng vừa nô đùa, đuổi nhau chạy nhông nhông…”
Hôm sau, tôi thấy nó khoác ba lô qua phòng chào tôi để đi tình nguyện trên Sơn La. Tôi hỏi: “Quyết định đi rồi hả?”. Nó bảo: “Vâng! Em còn trẻ nên những hoạt động đoàn ý nghĩa như vậy sẽ giúp em có thêm các mối quan hệ, mở rộng tầm hiểu biết, làm hành trang để mai sau bước vào đời”.
Cách xóm trọ bọn tôi một đoạn xa xa, có một quán rửa xe, và thằng Phóng rất thích rửa xe ở đó. Lý do không phải bởi quán ấy rửa sạch hay giá rẻ, mà bởi quán đó là của một chị rất xinh. Phải công nhận chị ấy xinh thật: mặt đẹp, dáng chuẩn, khúc nào ra khúc nấy. Đặc biệt là vòng một thì thôi rồi: tròn trịa, bầu bĩnh, nhìn rất khó giữ được bình tĩnh. Đặc biệt hơn nữa: chị ấy rất thích mặc áo hai dây. Đến đây chắc các bạn hiểu rõ hơn rồi chứ ạ? Rửa xe máy mà: bắt buộc phải cúi!
Thằng Phóng nghiện rửa xe ở quán đó. Trước kia, cả tháng nó không thèm rửa xe lần nào, kể cả khi cái xe đã bẩn như trâu, vậy mà đợt ấy, có ngày nó rửa hai lần. Đi rửa xe cùng nó nhiều, tôi phát hiện ra một điều: cứ khi nào chị xinh ấy rửa xe là nó giả vờ nghe điện thoại, rồi đi đi, lại lại ở cái đoạn trước mặt chị. Cái này cũng dễ hiểu thôi, bởi nếu ngồi một chỗ thì không thể nhìn được nhiều; nhưng nếu cứ chị ấy xoay hướng nào mà nó cũng lật đật xoay theo hướng đó thì lộ liễu quá. Bởi thế, nó mới phải dùng đến cái điện thoại. Nhờ điện thoại, nó có lý do để đi loăng quăng bất kì chỗ nào nó muốn. Khi ấy, những bước chân được quyền trở nên vô định bởi đầu óc của chủ nhân nó còn phải bận tập trung vào cuộc trao đổi, thương lượng căng thẳng và gay gắt đang diễn ra trên điện thoại.
Có lần, trong lúc chị xinh rửa xe, và thằng Phóng, như thường lệ, đang đi đi lại lại bàn công chuyện với đối tác, thì chồng chị ấy mới lại gần tôi và hỏi:
- Bạn em chắc làm ăn lớn hả? Lần nào đi rửa xe cũng thấy điện thoại túi bụi không hà!
- Dạ vâng! Nó là sinh viên, nhưng chịu khó và năng động lắm! Ngoài giờ học ở trường và tự học trên thư viện, nó còn làm cộng tác viên cho một tổ chức phi nhân đạo của Liên Hợp Quốc!
Thằng Phóng vẫn rủ tôi đi rửa xe cùng nó ở quán đó đều đều cho tới khi chị rửa xe xinh đẹp ấy có bầu và ở nhà nghỉ đẻ. Đương nhiên, chị nghỉ đẻ thì nó cũng nghỉ rửa. Bẵng đi phải gần một năm, thằng Phóng không rửa xe ở đó nữa. Cho đến một hôm tôi với nó ngồi ở quán trà đá đầu ngõ và vô tình gặp chồng chị ấy. Anh chào chúng tôi rất niềm nở như người quen, rồi hồ hởi khoe: “Đầu tháng tới vợ anh nó gửi con đi nhà trẻ và lại ra phụ giúp anh rửa xe đấy! Hai em quay lại quán ủng hộ vợ chồng anh nhé!”.
Vẫn là chuyện gái, lần ấy, anh Tuấn trúng rất đậm (nhờ mấy giấc mơ bệnh hoạn của thằng Phóng), anh Tuấn sướng phát rồ và mời anh em trong xóm đi đá phò ở một quán phò tự chọn (tức là thích em nào thì chọn em đấy, giống như ăn búp-phê hay bóp-phê gì ấy!). Anh Tuấn ưu tiên thằng Phóng được quyền chọn phò trước. Mấy anh em khác dù khá hậm hực (vì nó chọn trước, nhỡ nó chọn đúng cái em ngon nhất mà mình đã chấm thì sao?) nhưng không ai dám ý kiến, bởi nếu không nhờ công thằng Phóng thì sao có buổi phò bóp-phê hôm nay?!
Công nhận là phò ở quán đó xinh, đặc biệt có một em nhìn qua cứ tưởng Ngọc Trinh. Nhưng trong hơn chục em xinh ấy không hiểu sao lại lòi ra một em béo ục uỵch, người nung núc thịt, nặng phải tám chín chục cân là ít. Em ấy mới chỉ cười, chưa nói gì, nhưng vẫn khiến tôi có cảm giác rằng nếu em ấy mở lời thì câu đầu tiên sẽ là: ụt à ụt ịt.
Tôi không nghĩ là sẽ có thằng khùng nào bỏ tiền vào đây chơi gái mà lại chọn em ấy, và việc người ta đưa em ấy đứng vào hàng không phải để kiếm khách mà có lẽ là vì một lý do nào đó: tâm linh chẳng hạn (họ kiêng số 13, nên gọi em vào cho thành 14); cũng có thể em ấy là người nhà, người quen của chủ quán, vào được đây là nhờ ô dù, quan hệ, và đứng vào hàng chỉ cho có lệ (giống mấy đứa con cháu sếp, không biết và không làm được việc mẹ gì nhưng ngày nào cũng đến cơ quan ngồi, chờ cuối tháng lĩnh lương).
Vậy nên lúc thằng Phóng nói rằng nó chọn cái em ục uỵch đó thì ai cũng sững sờ (vì bất ngờ), rồi thở phào (vì nó đã không chọn cái em mình thích), và cuối cùng là lo lắng (cho sự an toàn của Phóng, vì Phóng thì lèo khèo như cái thước, còn em ấy thì lù lù như vại nước). Về sau, tôi có hỏi Phóng lý do tại sao lại chọn em ấy thì Phóng bảo: “Em thích cái cảm giác một đứa to gấp đôi, gấp ba mình mà phải quằn quại chịu trận dưới chân mình! Đã lắm anh ạ!”.
Từ đó, mỗi lần đi ăn bóp-phê phò, em nào to béo, đồ sộ nhất thì mặc định là của thằng Phóng, không ai dám tranh!
Sau khi ra trường (không lấy được bằng), Phóng về quê đi phụ xe cùng bố. Tôi mừng cho nó vì đã thực hiện được hoài bão ấp ủ từ thời sinh viên! Lâu không liên lạc, bỗng hôm trước nó gọi điện mời tôi về đám cưới nó. Thường khi nghe thế, người ta sẽ hỏi: Cô dâu quê đâu? Bao tuổi? Làm gì? Còn tôi lại hỏi: “Cô dâu nặng bao nhiêu?”. Nó bảo: “Em chưa cân, nhưng chắc không thua cái em ở quán phò bóp-phê”. Tôi lại mừng cho nó. Bởi làm thằng đàn ông, chỉ cần lấy được vợ có một nét gì đó mà mình ưng thôi, vậy cũng là may mắn lắm rồi!

TRUYỆN VUI, TRUYỆN VUI, TRUYỆN VUI, TRUYỆN VUI, TRUYỆN VUI, TRUYỆN VUI, TRUYỆN VUI, TRUYỆN VUI, TRUYỆN VUI, TRUYỆN VUI, TRUYỆN VUI, TRUYỆN VUI, TRUYỆN VUI, TRUYỆN VUI, TRUYỆN VUI, TRUYỆN VUI, TRUYỆN VUI, TRUYỆN VUI, TRUYỆN VUI, TRUYỆN VUI, TRUYỆN VUI, TRUYỆN VUI, TRUYỆN VUI, TRUYỆN VUI, TRUYỆN VUI, TRUYỆN VUI, TRUYỆN VUI, TRUYỆN VUI, TRUYỆN VUI, 

TRUYỆN CHẾ VUI: VỢ CHỒNG A THỦ

TRUYỆN CHẾ VUI: VỢ CHỒNG A THỦ


Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lý Cá Tra thường trông thấy có một cô gái mặc bikini đứng múa cột bên tảng đá trước cửa, cạnh chuồng lợn. Lúc nào cũng vậy, dù nhổ cỏ, đá cột, gặm bi hay cưỡi ngựa, cô ấy cũng mặc bộ bikini màu xanh nõn chuối, mặt buồn rười rượi. Cô ấy tên Mẹo, là vợ của A Tự Xử, con trai thống lý Cá Tra, em ruột của thống lý Cá Ba Sa.
Mẹo trở thành vợ của A Tự Xử chẳng bởi yêu thương, chẳng bởi con tim dẫn lối chỉ đường, mà chỉ bởi thứ hủ tục cướp vợ đầy hãi hùng đã tồn tại hàng trăm năm nay ở cái vùng núi heo hút này. Đó là vào một đêm mùa thu, trời âm u, ngoài vách núi từng cơn gió rừng ù ù, thốc vào cửa sổ vù vù làm Mẹo giật mình tỉnh giấc. Gió mang theo sương núi lạnh buốt phả qua mấy song cửa làm bằng nứa rừng khiến Mẹo thấy người gai gai lạnh. Cái lạnh thấm qua lớp da thịt căng tràn, mỡ màng của cô sơn nữ tuổi đôi mươi, len lỏi vào tới tận ngõ ngách của trái tim non nớt đơn côi, trái tim chưa một lần được nếm trải vị ngọt ngào, chưa một lần cồn cào, thổn thức vì yêu.
Mẹo cố nhắm mắt, nhưng không thể ngủ lại được. Trằn trọc một hồi, rồi Mẹo nhổm dậy, nhẹ nhàng lách cửa ra ngoài đi đái. Không hiểu sao những đêm mất ngủ Mẹo rất thích đi đái, nó làm Mẹo thấy sảng khoái. Thế nhưng mới chỉ kịp vén váy, chưa kịp đái, Mẹo đã bị hai bóng đen từ lùm cây phía sau nhào tới rồi ụp chặt cái bao tải lên đầu Mẹo. Mẹo hốt hoảng, hét lên! Ngay lập tức, một bàn tay siết chặt lấy cổ Mẹo, khiến tiếng hét của cô bị nghẹt lại, bưng bức nơi cuống họng.
Rồi mặc cho Mẹo vẫy vùng, chống cự, hai đứa nó, thằng ôm chân, thằng vác đầu, khênh Mẹo chạy băng băng xuống con đường mòn gập ghềnh, cắt qua dòng suối dập dềnh, men theo vách núi chênh vênh. Vẫy vùng một hồi cũng mệt, Mẹo chán chả muốn vẫy nữa! Mẹo nghĩ: “Thôi, có khi thế lại hay, chứ nếu không chả biết bao giờ mình mới lấy được chồng! Con gái bản này giờ ế nhiều lắm, huống hồ mình cũng có xinh đẹp gì cho cam, nhà nghèo, tính tình lại dở dở, hâm hâm”.
Về tới nhà thống lý Cá Tra, chúng nó tống Mẹo vào một căn buồng tối om rồi chốt cửa lại. Cái này thì Mẹo cũng không lạ, bởi theo phong tục, cô dâu sau khi cướp về sẽ bị nhốt vài ngày, không cho ra ngoài, đến tối, chú rể vào động phòng, rồi sau đó hai vợ chồng mang lễ và tiền sang nhà cô dâu chính thức hỏi cưới.
Bị nhốt trong phòng tối đã 3 ngày đêm, dù vẫn được ăn uống, nhưng Mẹo thấy trong người bí bích, bức bối và khó chịu lắm! Hì hục cả buổi tối, cuối cùng Mẹo cũng đã cạy được cái chốt cửa rồi nhẹ nhàng lách ra ngoài. Căn nhà khá bề thế, nhưng vắng vẻ, khoảng sân trước mặt vốn đã rộng, lại thêm thứ ánh sáng len lét từ ngọn đèn măng-sông phảng ra, sáng tối chập chờn, khiến nó càng thêm mênh mang, sâu thẳm. Hình như có người đang lúi húi ở góc sân thì phải?! Đúng rồi, là một ông lão lụ khụ, lưng còng, thỉnh thoảng lại ho lên từng tràng khòng khọc đầy mệt nhọc. Mẹo rón rén lại gần…
- Cụ ơi! Cụ là người cướp con về làm vợ hả?
- Không! Ta yếu rồi, có cho cũng chịu, hơi đâu mà cướp! Người cướp là thằng A Tự Xử, con trai ta!
- Vậy anh Xử đâu rồi hả bố? Theo phong tục là bắt dâu về thì tối hôm đó phải động phòng luôn, tại sao con đợi đã 3 đêm rồi vẫn chưa thấy gì?
- Con đừng nóng! Đợt này bản ta đám cưới liên miên, cỗ bàn nhậu nhẹt suốt, nó về đến nhà là say nhũn ra, nằm bẹp dí ở đầu ngõ, động đậy còn chả nổi, nói gì đến động phòng!
Cuộc nói chuyện giữa Mẹo và thống lý Cá Tra bị cắt ngang bởi một người đàn bà chạy xồng xộc từ ngõ vào, giọng hớt hải:
- Bẩm ngài! Cậu A Tự Xử vừa về, đang say rượu, đòi đi bắt gà ạ!
- Bắt gà ở đâu?
- Ở trên nóc nhà ạ!
Thống lý Cá Tra thở dài ngao ngán rồi quay sang bảo Mẹo:
- Đấy, chồng mày đấy, ra lôi nó về đi!
Mẹo chạy vùng ra đầu ngõ, đã thấy xúm xít một toán người tụm lại ngó nghiêng, ngấp nghến. Phía trên mái nhà, A Tự Xử đang bò lổm ngổm hệt như con cua đực bò trên mép ruộng trong một ngày nóng nực. Mẹo đưa tay lên mồm làm loa rồi hét lớn:
- Anh Xử ơi! Đừng bắt gà nữa! Xuống đây! Xuống đây em cho bắt bướm, nhanh lên!
Thế mà A Tự Xử chịu nhảy xuống thật! Mẹo hăm hở nắm tay chồng lôi về buồng, chốt cửa luôn! Không hiểu vì say rượu hay vì con bướm này bay khỏe quá mà hai vợ chồng nhà đó cứ rầm rập, huỳnh huỵch rồi gào thét trong buồng cả đêm. Mãi đến khi trời gần sáng mới thấy tình hình dịu đi và có phần im ắng. Người động phòng là A Tự Xử, thế nhưng cả ngày hôm sau đó, thống lý Cá Tra cứ ủ rũ, vật vờ, phờ phạc như người mới ốm dậy. Ngay chiều hôm đó, thống lý đuổi hai vợ chồng Mẹo ra cái lều ngoài đầu ngõ, không cho ở trong buồng cùng nhà nữa. Ông làm vậy cũng không hẳn vì ghét bỏ vợ chồng Mẹo, mà bởi với người già, giấc ngủ là thứ quý giá nhất!
Từ ngày chuyển ra lều, vợ chồng Mẹo tha hồ bắt bướm đuổi chim. Nhưng cũng chỉ được thời gian đầu là đều đặn, càng về sau, A Tự Xử càng nhạt dần, bỏ bê vợ con, tối ngày rượu chè, say xỉn. Hiếm hoi lắm, và hứng lắm thì A Tự Xử mới mò ra lều với Mẹo, khều khều một lúc, rồi nằm thở một lúc, rồi lại đùng đùng bỏ đi uống rượu. Hắn đâu coi Mẹo là vợ mà chỉ coi cô như một thứ búp bê tình dục, một loại thú vui thứ yếu, xếp sau rất nhiều thú vui khác của hắn như rượu chè, cờ bạc, đua xe, lô đề… Có đợt cả tháng trời mà A Tự Xử chẳng thèm ghé thăm Mẹo lấy một lần, khiến Mẹo nhiều lúc muốn phát điên vì những bứt rứt, thèm khát day dứt trong người, đến nỗi Mẹo muốn chết đi cho rồi!
Đêm ấy, buồn quá, nghĩ quẩn, Mẹo lủi thủi ra vìa rừng, bứt nắm lá ngón định cho lên mồm nhai để thoát khỏi cái cảnh sống nhục nhã này. Nhưng Mẹo lại nhớ đến bố mẹ ở nhà, Mẹo muốn chào họ lần cuối trước khi chết. Vậy là Mẹo chạy băng băng về nhà bố mẹ, nắm lá ngón vẫn giữ chặt trong tay. Đến nơi, Mẹo quỳ xuống giữa nhà, khóc tu tu:
- Con là đứa con bất hiếu! Bố mẹ hãy tha tội cho con!
Chửa nói dứt câu, Mẹo nhét luôn nắm lá vào mồm nhai nghiến ngáu. Thấy con gái mình như thế, bố mẹ Mẹo lắc đầu, thở dài ngao ngán…
- Mày vừa ăn lá gì đấy? – Bố Mẹo hỏi.
- Lá ngón ạ!
- Đấy mà là lá ngón à? Đấy là lá sung, để ăn kèm với nem chua, nem tai khi uống bia! Mày ăn cái thứ ấy vào chỉ tổ táo bón chứ chết được à? Nếu chết thì bọn quán bia đi tù hết! Mày không còn trò gì khác sao? Cứ vài hôm lại chạy về đây hồng hộc như con điên rồi dọa tự tử! Mà lý do tự tử là gì? Là vì thằng chồng mày cả tháng trời nó không phục vụ mày lần nào sao? Nếu vậy mẹ mày mới là người phải tự tử trước, bởi hơn chục năm nay rồi, tao có phục vụ mẹ mày được lần nào đâu!
Bị bố chửi, Mẹo lủi thủi quay về túp lều lạnh lẽo ấy, tiếp tục chuỗi ngày buồn như con đường mòn bên vách núi buổi chiều mưa, và xác xơ như đám lau rừng đương mùa dông bão…
Vào một đêm tháng bảy, gió rừng hây hẩy, mặt trăng tròn e ấp, lấp ló sau lùm cây trên ngọn núi phía Tây. Mẹo ngồi cô đơn trước cửa lều ngắm trăng, lòng buồn mênh mang! Nay là ngày bao nhiêu mà trăng tròn thế nhỉ? À phải rồi! Hôm qua là ngày mười tư, ngày giỗ cụ Cá Chim, bố của thống lý Cá Tra, nếu vậy thì nhiều khả năng hôm nay là rằm! Rằm tháng bảy! Ngày lễ cô hồn!
Vào ngày lễ hội cô hồn, các chàng trai vùng này thường xuống hội thổi kèn gọi bạn tình, mời chào các cô sơn nữ đi cùng để thổi kèn chung, rồi làm nhiều chuyện lung tung. Thảo nào, tối đến giờ Mẹo cứ nghe thấy tiếng kèn sắc-sô-phôn văng vẳng, chập chờn, làm lòng Mẹo cũng mơn man, bồn chồn. Mẹo còn trẻ, Mẹo muốn đi chơi! Nhưng nếu đi mà chẳng may thằng A Tự Xử nó ghé lều, không thấy Mẹo đâu, nó đánh cho bẹp đầu. Quá bế tắc, chán chường, và buồn bực, Mẹo chạy vào trong lều hùng hục, cầm bầu rượu lên tu ừng ực. Mẹo muốn uống say, say cho quên hết những tủi hổ, đắng cay, cho tan đi những tháng ngày lắt lay, sống không ai biết, chết chẳng ai hay!
Thế nhưng càng uống Mẹo càng tỉnh, càng thấy tiếng kèn thêm xôn xao, tha thiết, càng thấy những ham muốn trong lòng mình nôn nao, da diết. Mẹo còn trẻ, má hồng hây hẩy, ngực căng, mông mẩy, Mẹo muốn quẩy! Nhưng quẩy thì phải có nhạc, mà phải là nhạc sàn, chứ chả lẽ lại quẩy suông? Mẹo chạy vào trong, với lấy cái đài FM bán dẫn chạy bằng pin tiểu, phương tiện giải trí duy nhất của Mẹo, rồi vặn volume to hết cỡ, rồi dò sóng. May quá, đang có chương trình ca nhạc theo thư yêu cầu trên sóng VOZ tần số 69 Mê-ga-hẹc. Giọng chị dẫn chương trình vang lên khàn khàn, dở ẹc:
“Một bạn nữ ở bản Teo-bờ-ím gửi tặng một bạn nam ở bản Teo-chờ-im bài hát “Chiếc Ăn Đờ Goe”, sáng tác của nhạc sĩ Nhãn Nho do ca sĩ Chùn Dương trình bày với lời nhắn: “dù đã lấy chồng và có hai đứa con nhưng em vẫn mãi yêu và chờ đợi anh”. Xin mời quý vị và các bạn cùng nghe…
Hú…Hú….
A Chi ơi tới đây nhặt lấy chiếc quần sịp này, có một thằng, ngủ trên giường, ỉa ra quần, cởi luôn quần, quăng đi luôn!
Quăng đi ngay…
Vứt lung tung ra ngoài đường, mùi rất thối, bay về đâu?
Vứt lung tung ra ngoài đường, bị chó cắn, tha về đây!
Vương trên cây. Suỵt…!
A Chi ơi tới đây nhặt lấy chiếc quần sịp này, mang về nhà, giặt ô-mồ, xả com-phò, phơi khô luôn!
Thôi giờ đừng, nằm trên giường, ỉa ra giường, đái ra giường, khai kinh luôn!
Á ơi có phải thắm thiết duyên nhau,
Tối nay ra đầu ngõ, chỗ đống rơm, thời tôi chờ. . .
Nhớ mang theo dầu nhé! Bao cầm tay đợi người!
Bố tiên sư con cờ hó! Sao mày không trả lời!
Quẩy một hồi, người Mẹo mỏi rã rời, thở không ra hơi. Thế nhưng cái men rượu thì vẫn còn đầy trong người, và cái ham muốn của cơ thể cô gái đôi mươi vẫn thôi thúc khôn nguôi. Và giống như có quỷ dẫn đường, ma đưa lối, Mẹo lững thững men xuống ngõ, đi vào nhà thống lý Cá Tra. Bình thường, chẳng mấy khi Mẹo dám tới chỗ đó, bởi người nhà đó ghét Mẹo như chó. Nhưng hôm nay, có men rượu trong người, Mẹo chẳng sợ! Muốn ăn thì phải liều, A Tự Xử không ra lều với Mẹo thì Mẹo sẽ vào trong nhà tìm hắn!
Đêm đã khuya nên đèn của nhà thống lý Cá Tra đã tắt hết. À, không phải, hình như trong gian buồng đèn vẫn thắp, dù những tia sáng lọt ra ngoài qua khe cửa sổ là rất hiếm hoi và yếu ớt. Mẹo còn nghe được cả tiếng người thì thào, xì xào trong ấy. Mẹo tò mò tiến lại gần, ghé mắt qua khe…
Bên trong buồng, đèn thắp sáng trưng, trên chiếc giường, bốn người đàn ông ngồi quây tròn, nghiêm ngắn! Thì ra bọn họ đang đánh phỏm! Mẹo nhận ra được ba người là thống lý Cá Tra, thống lý Cá Ba Sa, và A Tự Xử, còn người thứ tư thì Mẹo không biết là ai. Chỉ biết rằng đó là một anh chàng khá bảnh trai, cặp lông mày dài, đôi mắt nhanh và sắc, bắp tay bắp đùi cuồn cuộn, săn chắc. Anh chàng ấy đang thắng thì phải, bởi ngay trước mặt anh ấy xếp một đống tiền rất to, trong đó khá nhiều những tờ polime màu xanh. Cuộc đỏ đen dường như đang tới hồi gay cấn, nhìn mặt ai cũng đầy vẻ căng thẳng, đăm chiêu…
- Đánh nhanh lên ông ơi! Nghĩ đéo gì mà lâu thế?! – A Tự Xử nói bằng giọng bực bội khi anh chàng lạ mặt kia mấy lần định rút bài ra nhưng rồi lại ngập ngừng rụt lại.
- Cây chốt đấy ông ạ! Đánh bừa nó ù ông có chịu trách nhiệm không?
- Mày bảo ai là nó hả? Đấy là bố tao đấy! Mà từ đầu đến giờ toàn mày ù chứ tao với bố tao đã thằng đéo nào ù được ván nào đâu!
- Đánh ngu mà đòi ù!
- Mày bảo ai đánh ngu? Mày thích chết không, thằng chó?!
- Tao có nói mày đâu, tao bảo bố mày cơ mà!
- Ừ, thế thì được!
Cuộc chơi lại tiếp tục! Công nhận là anh chàng này đỏ thật, Mẹo đứng đó có một lúc mà thấy anh ấy ù ba bốn ván liền, có ván chửa đánh cây nào, vừa lên bài phát ù luôn, đống tiền trước mặt ngày càng xanh và cao. Có vẻ như ngồi lâu mỏi lưng, Mẹo thấy anh ấy vặn người răng rắc, ngáp một hơi dài, giọng uể oải:
- Cứ chia bài đi nhé, tao đi đái phát!
Rồi anh chàng đẩy cửa ra ngoài, tiến tới chỗ lùm cây um tùm nơi góc sân, kéo khóa quần, đứng dạng chân, mặt đần đần. Mẹo không bỏ lỡ cơ hội, lập tức áp sát lại gần, giọng ân cần:
- Anh đang tè hả? Sắp xong chưa?
- Chưa! Còn tí nữa! Sao?
- Xong thì qua cái lều ở đầu ngõ chơi với em nhé! Em ở đó một mình, buồn lắm!
Nói rồi, Mẹo búng mạnh một cái vào dái tai của anh chàng rồi nhẹ nhàng trở về lều. Anh chàng ấy dù đã xong việc nãy giờ nhưng vẫn đứng đó một hồi ngẩn ngơ vì không hiểu chuyện gì vừa xảy ra. Ấy thế mà chỉ một lát sau, trong lúc Mẹo còn đang lúi húi dọn dẹp chăn màn và kê lại cái chân giường cho chắc chắn thì đã nghe tiếng gõ cửa cộc cộc ở bên ngoài…
- Ai đấy? – Giọng Mẹo run run.
- Anh đây! Anh vừa bị em búng vào dái tai đây!
Cánh cửa lều của Mẹo mở ra, bóng đàn ông ập vào, đèn trong lều tắt phụt, tối om, chả nhìn thấy gì. Dù là chả nhìn thấy gì thì ai cũng biết trong cái lều ấy đang xảy ra chuyện gì. Trăng càng về khuya càng sáng, soi mênh mang trên đỉnh núi cao sừng sững, hiên ngang, lan cả sang những cánh rừng tràm vời vợi, thênh thang; trăng chảy theo con đường mòn, dịu dàng tràn xuống tận chân lều của Mẹo. Một khung cảnh thanh bình và đẹp đến ngỡ ngàng.
Thế nhưng, đó chỉ là sự bình yên giả tạo, bởi giữa nơi tâm bão, người ta vẫn thấy trời yên gió lặng, vằng vặc trăng sao; giống như ngọn núi lửa với cỏ cây hoa lá xanh tươi bao phủ, nhưng trong lòng nó là dòng nham thạch sục sôi, chỉ chực phun trào. Cái lều của Mẹo cũng thế, nhìn bề ngoài tưởng là êm ả, bình yên, nhưng bên trong đấy lại đang diễn ra một cuộc chiến cam go, quyết liệt, gay cấn và không kém phần cuồng nhiệt!
Mẹo quằn quại trong thứ xúc cảm mê man, tưởng sẽ được tận hưởng một đêm hạnh phúc ngập tràn, nhưng không, đúng lúc hăng nhất, Mẹo lại nghe tiếng gõ cửa cộc cộc bên ngoài…
- Ai đấy?
- Anh đây! A Tự Xử đây! Mở cửa cho anh!
Cuộc đời sao mà lắm trái ngang! Nằm không cả tháng trời chẳng ai gõ cửa, vậy mà đêm nay lại gõ tới hai lần! Nó giống như bạn nuôi con lô cả tháng không về, đùng một phát nó về hai nháy! Tuy nhiên, lô về thêm một nháy thì mừng, chứ thêm một người gõ cửa lại khiến Mẹo cuống cuồng, chưa biết xử lý ra sao…
- Nhanh lên! Làm gì mà lâu thế?
Cửa hé mở, A Tự Xử hồng hộc lao vào. Cũng giống như mọi lần, hắn bế bổng Mẹo lên rồi quẳng xuống giường, sà vào vồ vập, dồn dập. Nhưng đột nhiên, Mẹo thấy hắn khựng lại, nhìn chằm chằm về phía cuối giường…
- Quần sịp của ai kia? Tại sao lại có quần sịp đàn ông ở đây?
- Là quần của anh mà! Tại lâu quá anh không thèm ghé thăm em, em nhớ, nên lén vào nhà trong lấy trộm một cái mang về đây, để lúc nào nhớ quá thì…
- Nói láo! Tao làm gì có sịp vàng?
- Vậy chắc em lấy nhầm của bố rồi!
- Nói láo! Bố tao từ bé đến giờ chưa khi nào mặc quần sịp! Mày muốn sống thì khai mau, quần này của thằng nào? Mày dám đưa giai về đây hả?
A Tự Xử gầm lên như con thú bị thương, chồm tới siết chặt lấy cổ Mẹo. Đàn ông là một giống ích kỷ và hẹp hòi vô cùng. Dù hắn chỉ coi Mẹo là thứ búp bê tình dục, cả tháng hắn bỏ bê Mẹo, không ngó ngàng tới Mẹo, nhưng khi biết có thằng đàn ông khác đụng chạm đến Mẹo, hắn lồng lộn, điên cuồng như vừa bị ai chọc tiết, như vừa bị người ta cướp đi thứ quý giá nhất của mình. Ở điểm này, có lẽ đàn ông giống như những đứa trẻ. Một đứa trẻ cũng sẽ gào khóc và lao vào giành giựt lại bằng được đồ chơi của mình từ tay một đứa trẻ khác, dù rằng mấy thứ đồ chơi đó, từ mấy tháng nay, đã bị nó vứt dạ dập ở gầm giường, góc tủ…
Mẹo ú ớ muốn nói gì đó, nhưng không thể, bởi hai bàn tay của A Tự Xử vẫn như cái chão khổng lồ thít chặt lấy cổ Mẹo, bởi ánh mắt của A Tự Xử vẫn đang đỏ ngàu điên dại, bởi hai hàm răng của hắn vẫn nhe ra hằn học như con sói hoang đang nhăm nhe chực cắn xé con mồi, bởi giọng hắn vẫn gằn lên, rin rít, khè khè nơi cuống họng…
- Mày dám đưa giai về à? Tao giết mày!
Mẹo không còn sức chống cự nữa, tay chân Mẹo lỏng dần, chực buông xuôi. Đúng lúc ấy, một bóng đàn ông từ phía sau chồm tới, lưỡi dao vung lên rồi bổ xuống, máu túa ra, phọt cả vào mặt, vào mồm Mẹo, ấm nóng, tanh nồng. A Tự Xử lãnh trọn nhát chém từ người đàn ông đó thì lập tức buông Mẹo ra, lảo đảo ôm lấy bả vai đang nhỏ máu tong tong. Hắn gượng dậy loạng choạng, nhìn chằm chằm vào kẻ vừa chém mình, giọng lặng đi vì đau đớn:
- Ra là mày à? Thằng A Thủ! Mày đợi đó! Tao về tao gọi bố tao!
Dứt lời, A Tự Xử xô cửa chạy vùng ra ngoài. Mẹo lúc này mặt đã tái xanh vì sợ! Sợ vì vừa bị chồng mình siết cổ gần chết, và sợ vì cái họa đang đang treo lơ lửng trên đầu cô và người đàn ông mới quen này…
- Sao anh chém hắn nặng tay thế? Đúng ra, anh chỉ cần dọa cho hắn sợ thôi! Bây giờ thì họa lớn rồi!
- Anh xin lỗi! Anh không cố ý!
- Anh chém thẳng tay vậy mà bảo là không cố ý sao?
- Không cố ý thật mà! Thực ra, anh chỉ định chém vào đầu thôi, ai ngờ, nó xoay người lại nên mới trúng vai!
- Anh có nghe thấy hắn nói gì không? Hắn bảo sẽ về gọi bố hắn đấy! Chúng ta phải trốn đi thôi, ở lại là chết chắc!
- Em yên tâm! Không việc gì phải trốn! Anh tập thể hình đã 6 năm nay, có thể nâng mức tạ 120 kg, liên tục ba chục cái không cần nghỉ, bằng gần gấp đôi trọng lượng của bố con nó cộng lại!
- Nhưng thống lý Cá Tra có một đội quân chuyên đi đòi nợ thuê, rất đông và hổ báo, anh không biết sao?
- Thế à? Vậy em có biết chỗ nào trốn không? Cho anh theo với!
- Mình sẽ trốn xuống dưới xuôi, chứ nếu quanh quẩn ở vùng núi này, sớm muộn cũng bị chúng tìm ra!
- Dưới xuôi là chỗ nào?
- Quất Lâm! Em có bà ở đó! Bà em là chủ một quán kinh doanh sò lông ở Quất Lâm, quán thì bé nhưng nhân viên rất đông. Em sẽ về đó làm cho bà. Còn nếu anh không thích, thì mình thuê nhà, thuê ruộng ở gần đó sinh sống. Ngày ngày, hai đứa mình vác cày ra đồng, cày mệt thì ta lại ra bờ ruộng móc cua. Chiều về, em sẽ tranh thủ xay lúa, giã gạo, chăm sóc vườn dưa, vườn cà, nhổ cỏ, dọn vệ sinh, còn anh sẽ nấu cám cho lợn, tắm cho lợn, rửa sạch chuồng lợn, vét máng cho lợn. Tối mình ra bãi biển cưỡi ngựa! Chúng ta sẽ sống một cuộc sống thật bình dị, thanh cao, anh thấy sao?
- Thế thì đi thôi, anh đã ao ước cuộc sống thanh cao này từ lâu lắm rồi!
Vậy là trên con đường mòn ngoằn ngoèo vắt qua vách núi cheo leo, người ta thấy hai bóng người thoăn thoắt, chạy băng băng. Con đường mòn dẫn họ xuyên qua cánh rừng u tối, ra tới đường lớn thênh thang. Đâu đó, đã nghe tiếng gà rừng báo sáng gáy te te, đằng Đông, chân trời hừng lên những mảng sáng lập lòe…

TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI,