Thứ Tư, 12 tháng 10, 2016

TRUYỆN CHẾ VUI: VỢ CHỒNG A THỦ

TRUYỆN CHẾ VUI: VỢ CHỒNG A THỦ


Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lý Cá Tra thường trông thấy có một cô gái mặc bikini đứng múa cột bên tảng đá trước cửa, cạnh chuồng lợn. Lúc nào cũng vậy, dù nhổ cỏ, đá cột, gặm bi hay cưỡi ngựa, cô ấy cũng mặc bộ bikini màu xanh nõn chuối, mặt buồn rười rượi. Cô ấy tên Mẹo, là vợ của A Tự Xử, con trai thống lý Cá Tra, em ruột của thống lý Cá Ba Sa.
Mẹo trở thành vợ của A Tự Xử chẳng bởi yêu thương, chẳng bởi con tim dẫn lối chỉ đường, mà chỉ bởi thứ hủ tục cướp vợ đầy hãi hùng đã tồn tại hàng trăm năm nay ở cái vùng núi heo hút này. Đó là vào một đêm mùa thu, trời âm u, ngoài vách núi từng cơn gió rừng ù ù, thốc vào cửa sổ vù vù làm Mẹo giật mình tỉnh giấc. Gió mang theo sương núi lạnh buốt phả qua mấy song cửa làm bằng nứa rừng khiến Mẹo thấy người gai gai lạnh. Cái lạnh thấm qua lớp da thịt căng tràn, mỡ màng của cô sơn nữ tuổi đôi mươi, len lỏi vào tới tận ngõ ngách của trái tim non nớt đơn côi, trái tim chưa một lần được nếm trải vị ngọt ngào, chưa một lần cồn cào, thổn thức vì yêu.
Mẹo cố nhắm mắt, nhưng không thể ngủ lại được. Trằn trọc một hồi, rồi Mẹo nhổm dậy, nhẹ nhàng lách cửa ra ngoài đi đái. Không hiểu sao những đêm mất ngủ Mẹo rất thích đi đái, nó làm Mẹo thấy sảng khoái. Thế nhưng mới chỉ kịp vén váy, chưa kịp đái, Mẹo đã bị hai bóng đen từ lùm cây phía sau nhào tới rồi ụp chặt cái bao tải lên đầu Mẹo. Mẹo hốt hoảng, hét lên! Ngay lập tức, một bàn tay siết chặt lấy cổ Mẹo, khiến tiếng hét của cô bị nghẹt lại, bưng bức nơi cuống họng.
Rồi mặc cho Mẹo vẫy vùng, chống cự, hai đứa nó, thằng ôm chân, thằng vác đầu, khênh Mẹo chạy băng băng xuống con đường mòn gập ghềnh, cắt qua dòng suối dập dềnh, men theo vách núi chênh vênh. Vẫy vùng một hồi cũng mệt, Mẹo chán chả muốn vẫy nữa! Mẹo nghĩ: “Thôi, có khi thế lại hay, chứ nếu không chả biết bao giờ mình mới lấy được chồng! Con gái bản này giờ ế nhiều lắm, huống hồ mình cũng có xinh đẹp gì cho cam, nhà nghèo, tính tình lại dở dở, hâm hâm”.
Về tới nhà thống lý Cá Tra, chúng nó tống Mẹo vào một căn buồng tối om rồi chốt cửa lại. Cái này thì Mẹo cũng không lạ, bởi theo phong tục, cô dâu sau khi cướp về sẽ bị nhốt vài ngày, không cho ra ngoài, đến tối, chú rể vào động phòng, rồi sau đó hai vợ chồng mang lễ và tiền sang nhà cô dâu chính thức hỏi cưới.
Bị nhốt trong phòng tối đã 3 ngày đêm, dù vẫn được ăn uống, nhưng Mẹo thấy trong người bí bích, bức bối và khó chịu lắm! Hì hục cả buổi tối, cuối cùng Mẹo cũng đã cạy được cái chốt cửa rồi nhẹ nhàng lách ra ngoài. Căn nhà khá bề thế, nhưng vắng vẻ, khoảng sân trước mặt vốn đã rộng, lại thêm thứ ánh sáng len lét từ ngọn đèn măng-sông phảng ra, sáng tối chập chờn, khiến nó càng thêm mênh mang, sâu thẳm. Hình như có người đang lúi húi ở góc sân thì phải?! Đúng rồi, là một ông lão lụ khụ, lưng còng, thỉnh thoảng lại ho lên từng tràng khòng khọc đầy mệt nhọc. Mẹo rón rén lại gần…
- Cụ ơi! Cụ là người cướp con về làm vợ hả?
- Không! Ta yếu rồi, có cho cũng chịu, hơi đâu mà cướp! Người cướp là thằng A Tự Xử, con trai ta!
- Vậy anh Xử đâu rồi hả bố? Theo phong tục là bắt dâu về thì tối hôm đó phải động phòng luôn, tại sao con đợi đã 3 đêm rồi vẫn chưa thấy gì?
- Con đừng nóng! Đợt này bản ta đám cưới liên miên, cỗ bàn nhậu nhẹt suốt, nó về đến nhà là say nhũn ra, nằm bẹp dí ở đầu ngõ, động đậy còn chả nổi, nói gì đến động phòng!
Cuộc nói chuyện giữa Mẹo và thống lý Cá Tra bị cắt ngang bởi một người đàn bà chạy xồng xộc từ ngõ vào, giọng hớt hải:
- Bẩm ngài! Cậu A Tự Xử vừa về, đang say rượu, đòi đi bắt gà ạ!
- Bắt gà ở đâu?
- Ở trên nóc nhà ạ!
Thống lý Cá Tra thở dài ngao ngán rồi quay sang bảo Mẹo:
- Đấy, chồng mày đấy, ra lôi nó về đi!
Mẹo chạy vùng ra đầu ngõ, đã thấy xúm xít một toán người tụm lại ngó nghiêng, ngấp nghến. Phía trên mái nhà, A Tự Xử đang bò lổm ngổm hệt như con cua đực bò trên mép ruộng trong một ngày nóng nực. Mẹo đưa tay lên mồm làm loa rồi hét lớn:
- Anh Xử ơi! Đừng bắt gà nữa! Xuống đây! Xuống đây em cho bắt bướm, nhanh lên!
Thế mà A Tự Xử chịu nhảy xuống thật! Mẹo hăm hở nắm tay chồng lôi về buồng, chốt cửa luôn! Không hiểu vì say rượu hay vì con bướm này bay khỏe quá mà hai vợ chồng nhà đó cứ rầm rập, huỳnh huỵch rồi gào thét trong buồng cả đêm. Mãi đến khi trời gần sáng mới thấy tình hình dịu đi và có phần im ắng. Người động phòng là A Tự Xử, thế nhưng cả ngày hôm sau đó, thống lý Cá Tra cứ ủ rũ, vật vờ, phờ phạc như người mới ốm dậy. Ngay chiều hôm đó, thống lý đuổi hai vợ chồng Mẹo ra cái lều ngoài đầu ngõ, không cho ở trong buồng cùng nhà nữa. Ông làm vậy cũng không hẳn vì ghét bỏ vợ chồng Mẹo, mà bởi với người già, giấc ngủ là thứ quý giá nhất!
Từ ngày chuyển ra lều, vợ chồng Mẹo tha hồ bắt bướm đuổi chim. Nhưng cũng chỉ được thời gian đầu là đều đặn, càng về sau, A Tự Xử càng nhạt dần, bỏ bê vợ con, tối ngày rượu chè, say xỉn. Hiếm hoi lắm, và hứng lắm thì A Tự Xử mới mò ra lều với Mẹo, khều khều một lúc, rồi nằm thở một lúc, rồi lại đùng đùng bỏ đi uống rượu. Hắn đâu coi Mẹo là vợ mà chỉ coi cô như một thứ búp bê tình dục, một loại thú vui thứ yếu, xếp sau rất nhiều thú vui khác của hắn như rượu chè, cờ bạc, đua xe, lô đề… Có đợt cả tháng trời mà A Tự Xử chẳng thèm ghé thăm Mẹo lấy một lần, khiến Mẹo nhiều lúc muốn phát điên vì những bứt rứt, thèm khát day dứt trong người, đến nỗi Mẹo muốn chết đi cho rồi!
Đêm ấy, buồn quá, nghĩ quẩn, Mẹo lủi thủi ra vìa rừng, bứt nắm lá ngón định cho lên mồm nhai để thoát khỏi cái cảnh sống nhục nhã này. Nhưng Mẹo lại nhớ đến bố mẹ ở nhà, Mẹo muốn chào họ lần cuối trước khi chết. Vậy là Mẹo chạy băng băng về nhà bố mẹ, nắm lá ngón vẫn giữ chặt trong tay. Đến nơi, Mẹo quỳ xuống giữa nhà, khóc tu tu:
- Con là đứa con bất hiếu! Bố mẹ hãy tha tội cho con!
Chửa nói dứt câu, Mẹo nhét luôn nắm lá vào mồm nhai nghiến ngáu. Thấy con gái mình như thế, bố mẹ Mẹo lắc đầu, thở dài ngao ngán…
- Mày vừa ăn lá gì đấy? – Bố Mẹo hỏi.
- Lá ngón ạ!
- Đấy mà là lá ngón à? Đấy là lá sung, để ăn kèm với nem chua, nem tai khi uống bia! Mày ăn cái thứ ấy vào chỉ tổ táo bón chứ chết được à? Nếu chết thì bọn quán bia đi tù hết! Mày không còn trò gì khác sao? Cứ vài hôm lại chạy về đây hồng hộc như con điên rồi dọa tự tử! Mà lý do tự tử là gì? Là vì thằng chồng mày cả tháng trời nó không phục vụ mày lần nào sao? Nếu vậy mẹ mày mới là người phải tự tử trước, bởi hơn chục năm nay rồi, tao có phục vụ mẹ mày được lần nào đâu!
Bị bố chửi, Mẹo lủi thủi quay về túp lều lạnh lẽo ấy, tiếp tục chuỗi ngày buồn như con đường mòn bên vách núi buổi chiều mưa, và xác xơ như đám lau rừng đương mùa dông bão…
Vào một đêm tháng bảy, gió rừng hây hẩy, mặt trăng tròn e ấp, lấp ló sau lùm cây trên ngọn núi phía Tây. Mẹo ngồi cô đơn trước cửa lều ngắm trăng, lòng buồn mênh mang! Nay là ngày bao nhiêu mà trăng tròn thế nhỉ? À phải rồi! Hôm qua là ngày mười tư, ngày giỗ cụ Cá Chim, bố của thống lý Cá Tra, nếu vậy thì nhiều khả năng hôm nay là rằm! Rằm tháng bảy! Ngày lễ cô hồn!
Vào ngày lễ hội cô hồn, các chàng trai vùng này thường xuống hội thổi kèn gọi bạn tình, mời chào các cô sơn nữ đi cùng để thổi kèn chung, rồi làm nhiều chuyện lung tung. Thảo nào, tối đến giờ Mẹo cứ nghe thấy tiếng kèn sắc-sô-phôn văng vẳng, chập chờn, làm lòng Mẹo cũng mơn man, bồn chồn. Mẹo còn trẻ, Mẹo muốn đi chơi! Nhưng nếu đi mà chẳng may thằng A Tự Xử nó ghé lều, không thấy Mẹo đâu, nó đánh cho bẹp đầu. Quá bế tắc, chán chường, và buồn bực, Mẹo chạy vào trong lều hùng hục, cầm bầu rượu lên tu ừng ực. Mẹo muốn uống say, say cho quên hết những tủi hổ, đắng cay, cho tan đi những tháng ngày lắt lay, sống không ai biết, chết chẳng ai hay!
Thế nhưng càng uống Mẹo càng tỉnh, càng thấy tiếng kèn thêm xôn xao, tha thiết, càng thấy những ham muốn trong lòng mình nôn nao, da diết. Mẹo còn trẻ, má hồng hây hẩy, ngực căng, mông mẩy, Mẹo muốn quẩy! Nhưng quẩy thì phải có nhạc, mà phải là nhạc sàn, chứ chả lẽ lại quẩy suông? Mẹo chạy vào trong, với lấy cái đài FM bán dẫn chạy bằng pin tiểu, phương tiện giải trí duy nhất của Mẹo, rồi vặn volume to hết cỡ, rồi dò sóng. May quá, đang có chương trình ca nhạc theo thư yêu cầu trên sóng VOZ tần số 69 Mê-ga-hẹc. Giọng chị dẫn chương trình vang lên khàn khàn, dở ẹc:
“Một bạn nữ ở bản Teo-bờ-ím gửi tặng một bạn nam ở bản Teo-chờ-im bài hát “Chiếc Ăn Đờ Goe”, sáng tác của nhạc sĩ Nhãn Nho do ca sĩ Chùn Dương trình bày với lời nhắn: “dù đã lấy chồng và có hai đứa con nhưng em vẫn mãi yêu và chờ đợi anh”. Xin mời quý vị và các bạn cùng nghe…
Hú…Hú….
A Chi ơi tới đây nhặt lấy chiếc quần sịp này, có một thằng, ngủ trên giường, ỉa ra quần, cởi luôn quần, quăng đi luôn!
Quăng đi ngay…
Vứt lung tung ra ngoài đường, mùi rất thối, bay về đâu?
Vứt lung tung ra ngoài đường, bị chó cắn, tha về đây!
Vương trên cây. Suỵt…!
A Chi ơi tới đây nhặt lấy chiếc quần sịp này, mang về nhà, giặt ô-mồ, xả com-phò, phơi khô luôn!
Thôi giờ đừng, nằm trên giường, ỉa ra giường, đái ra giường, khai kinh luôn!
Á ơi có phải thắm thiết duyên nhau,
Tối nay ra đầu ngõ, chỗ đống rơm, thời tôi chờ. . .
Nhớ mang theo dầu nhé! Bao cầm tay đợi người!
Bố tiên sư con cờ hó! Sao mày không trả lời!
Quẩy một hồi, người Mẹo mỏi rã rời, thở không ra hơi. Thế nhưng cái men rượu thì vẫn còn đầy trong người, và cái ham muốn của cơ thể cô gái đôi mươi vẫn thôi thúc khôn nguôi. Và giống như có quỷ dẫn đường, ma đưa lối, Mẹo lững thững men xuống ngõ, đi vào nhà thống lý Cá Tra. Bình thường, chẳng mấy khi Mẹo dám tới chỗ đó, bởi người nhà đó ghét Mẹo như chó. Nhưng hôm nay, có men rượu trong người, Mẹo chẳng sợ! Muốn ăn thì phải liều, A Tự Xử không ra lều với Mẹo thì Mẹo sẽ vào trong nhà tìm hắn!
Đêm đã khuya nên đèn của nhà thống lý Cá Tra đã tắt hết. À, không phải, hình như trong gian buồng đèn vẫn thắp, dù những tia sáng lọt ra ngoài qua khe cửa sổ là rất hiếm hoi và yếu ớt. Mẹo còn nghe được cả tiếng người thì thào, xì xào trong ấy. Mẹo tò mò tiến lại gần, ghé mắt qua khe…
Bên trong buồng, đèn thắp sáng trưng, trên chiếc giường, bốn người đàn ông ngồi quây tròn, nghiêm ngắn! Thì ra bọn họ đang đánh phỏm! Mẹo nhận ra được ba người là thống lý Cá Tra, thống lý Cá Ba Sa, và A Tự Xử, còn người thứ tư thì Mẹo không biết là ai. Chỉ biết rằng đó là một anh chàng khá bảnh trai, cặp lông mày dài, đôi mắt nhanh và sắc, bắp tay bắp đùi cuồn cuộn, săn chắc. Anh chàng ấy đang thắng thì phải, bởi ngay trước mặt anh ấy xếp một đống tiền rất to, trong đó khá nhiều những tờ polime màu xanh. Cuộc đỏ đen dường như đang tới hồi gay cấn, nhìn mặt ai cũng đầy vẻ căng thẳng, đăm chiêu…
- Đánh nhanh lên ông ơi! Nghĩ đéo gì mà lâu thế?! – A Tự Xử nói bằng giọng bực bội khi anh chàng lạ mặt kia mấy lần định rút bài ra nhưng rồi lại ngập ngừng rụt lại.
- Cây chốt đấy ông ạ! Đánh bừa nó ù ông có chịu trách nhiệm không?
- Mày bảo ai là nó hả? Đấy là bố tao đấy! Mà từ đầu đến giờ toàn mày ù chứ tao với bố tao đã thằng đéo nào ù được ván nào đâu!
- Đánh ngu mà đòi ù!
- Mày bảo ai đánh ngu? Mày thích chết không, thằng chó?!
- Tao có nói mày đâu, tao bảo bố mày cơ mà!
- Ừ, thế thì được!
Cuộc chơi lại tiếp tục! Công nhận là anh chàng này đỏ thật, Mẹo đứng đó có một lúc mà thấy anh ấy ù ba bốn ván liền, có ván chửa đánh cây nào, vừa lên bài phát ù luôn, đống tiền trước mặt ngày càng xanh và cao. Có vẻ như ngồi lâu mỏi lưng, Mẹo thấy anh ấy vặn người răng rắc, ngáp một hơi dài, giọng uể oải:
- Cứ chia bài đi nhé, tao đi đái phát!
Rồi anh chàng đẩy cửa ra ngoài, tiến tới chỗ lùm cây um tùm nơi góc sân, kéo khóa quần, đứng dạng chân, mặt đần đần. Mẹo không bỏ lỡ cơ hội, lập tức áp sát lại gần, giọng ân cần:
- Anh đang tè hả? Sắp xong chưa?
- Chưa! Còn tí nữa! Sao?
- Xong thì qua cái lều ở đầu ngõ chơi với em nhé! Em ở đó một mình, buồn lắm!
Nói rồi, Mẹo búng mạnh một cái vào dái tai của anh chàng rồi nhẹ nhàng trở về lều. Anh chàng ấy dù đã xong việc nãy giờ nhưng vẫn đứng đó một hồi ngẩn ngơ vì không hiểu chuyện gì vừa xảy ra. Ấy thế mà chỉ một lát sau, trong lúc Mẹo còn đang lúi húi dọn dẹp chăn màn và kê lại cái chân giường cho chắc chắn thì đã nghe tiếng gõ cửa cộc cộc ở bên ngoài…
- Ai đấy? – Giọng Mẹo run run.
- Anh đây! Anh vừa bị em búng vào dái tai đây!
Cánh cửa lều của Mẹo mở ra, bóng đàn ông ập vào, đèn trong lều tắt phụt, tối om, chả nhìn thấy gì. Dù là chả nhìn thấy gì thì ai cũng biết trong cái lều ấy đang xảy ra chuyện gì. Trăng càng về khuya càng sáng, soi mênh mang trên đỉnh núi cao sừng sững, hiên ngang, lan cả sang những cánh rừng tràm vời vợi, thênh thang; trăng chảy theo con đường mòn, dịu dàng tràn xuống tận chân lều của Mẹo. Một khung cảnh thanh bình và đẹp đến ngỡ ngàng.
Thế nhưng, đó chỉ là sự bình yên giả tạo, bởi giữa nơi tâm bão, người ta vẫn thấy trời yên gió lặng, vằng vặc trăng sao; giống như ngọn núi lửa với cỏ cây hoa lá xanh tươi bao phủ, nhưng trong lòng nó là dòng nham thạch sục sôi, chỉ chực phun trào. Cái lều của Mẹo cũng thế, nhìn bề ngoài tưởng là êm ả, bình yên, nhưng bên trong đấy lại đang diễn ra một cuộc chiến cam go, quyết liệt, gay cấn và không kém phần cuồng nhiệt!
Mẹo quằn quại trong thứ xúc cảm mê man, tưởng sẽ được tận hưởng một đêm hạnh phúc ngập tràn, nhưng không, đúng lúc hăng nhất, Mẹo lại nghe tiếng gõ cửa cộc cộc bên ngoài…
- Ai đấy?
- Anh đây! A Tự Xử đây! Mở cửa cho anh!
Cuộc đời sao mà lắm trái ngang! Nằm không cả tháng trời chẳng ai gõ cửa, vậy mà đêm nay lại gõ tới hai lần! Nó giống như bạn nuôi con lô cả tháng không về, đùng một phát nó về hai nháy! Tuy nhiên, lô về thêm một nháy thì mừng, chứ thêm một người gõ cửa lại khiến Mẹo cuống cuồng, chưa biết xử lý ra sao…
- Nhanh lên! Làm gì mà lâu thế?
Cửa hé mở, A Tự Xử hồng hộc lao vào. Cũng giống như mọi lần, hắn bế bổng Mẹo lên rồi quẳng xuống giường, sà vào vồ vập, dồn dập. Nhưng đột nhiên, Mẹo thấy hắn khựng lại, nhìn chằm chằm về phía cuối giường…
- Quần sịp của ai kia? Tại sao lại có quần sịp đàn ông ở đây?
- Là quần của anh mà! Tại lâu quá anh không thèm ghé thăm em, em nhớ, nên lén vào nhà trong lấy trộm một cái mang về đây, để lúc nào nhớ quá thì…
- Nói láo! Tao làm gì có sịp vàng?
- Vậy chắc em lấy nhầm của bố rồi!
- Nói láo! Bố tao từ bé đến giờ chưa khi nào mặc quần sịp! Mày muốn sống thì khai mau, quần này của thằng nào? Mày dám đưa giai về đây hả?
A Tự Xử gầm lên như con thú bị thương, chồm tới siết chặt lấy cổ Mẹo. Đàn ông là một giống ích kỷ và hẹp hòi vô cùng. Dù hắn chỉ coi Mẹo là thứ búp bê tình dục, cả tháng hắn bỏ bê Mẹo, không ngó ngàng tới Mẹo, nhưng khi biết có thằng đàn ông khác đụng chạm đến Mẹo, hắn lồng lộn, điên cuồng như vừa bị ai chọc tiết, như vừa bị người ta cướp đi thứ quý giá nhất của mình. Ở điểm này, có lẽ đàn ông giống như những đứa trẻ. Một đứa trẻ cũng sẽ gào khóc và lao vào giành giựt lại bằng được đồ chơi của mình từ tay một đứa trẻ khác, dù rằng mấy thứ đồ chơi đó, từ mấy tháng nay, đã bị nó vứt dạ dập ở gầm giường, góc tủ…
Mẹo ú ớ muốn nói gì đó, nhưng không thể, bởi hai bàn tay của A Tự Xử vẫn như cái chão khổng lồ thít chặt lấy cổ Mẹo, bởi ánh mắt của A Tự Xử vẫn đang đỏ ngàu điên dại, bởi hai hàm răng của hắn vẫn nhe ra hằn học như con sói hoang đang nhăm nhe chực cắn xé con mồi, bởi giọng hắn vẫn gằn lên, rin rít, khè khè nơi cuống họng…
- Mày dám đưa giai về à? Tao giết mày!
Mẹo không còn sức chống cự nữa, tay chân Mẹo lỏng dần, chực buông xuôi. Đúng lúc ấy, một bóng đàn ông từ phía sau chồm tới, lưỡi dao vung lên rồi bổ xuống, máu túa ra, phọt cả vào mặt, vào mồm Mẹo, ấm nóng, tanh nồng. A Tự Xử lãnh trọn nhát chém từ người đàn ông đó thì lập tức buông Mẹo ra, lảo đảo ôm lấy bả vai đang nhỏ máu tong tong. Hắn gượng dậy loạng choạng, nhìn chằm chằm vào kẻ vừa chém mình, giọng lặng đi vì đau đớn:
- Ra là mày à? Thằng A Thủ! Mày đợi đó! Tao về tao gọi bố tao!
Dứt lời, A Tự Xử xô cửa chạy vùng ra ngoài. Mẹo lúc này mặt đã tái xanh vì sợ! Sợ vì vừa bị chồng mình siết cổ gần chết, và sợ vì cái họa đang đang treo lơ lửng trên đầu cô và người đàn ông mới quen này…
- Sao anh chém hắn nặng tay thế? Đúng ra, anh chỉ cần dọa cho hắn sợ thôi! Bây giờ thì họa lớn rồi!
- Anh xin lỗi! Anh không cố ý!
- Anh chém thẳng tay vậy mà bảo là không cố ý sao?
- Không cố ý thật mà! Thực ra, anh chỉ định chém vào đầu thôi, ai ngờ, nó xoay người lại nên mới trúng vai!
- Anh có nghe thấy hắn nói gì không? Hắn bảo sẽ về gọi bố hắn đấy! Chúng ta phải trốn đi thôi, ở lại là chết chắc!
- Em yên tâm! Không việc gì phải trốn! Anh tập thể hình đã 6 năm nay, có thể nâng mức tạ 120 kg, liên tục ba chục cái không cần nghỉ, bằng gần gấp đôi trọng lượng của bố con nó cộng lại!
- Nhưng thống lý Cá Tra có một đội quân chuyên đi đòi nợ thuê, rất đông và hổ báo, anh không biết sao?
- Thế à? Vậy em có biết chỗ nào trốn không? Cho anh theo với!
- Mình sẽ trốn xuống dưới xuôi, chứ nếu quanh quẩn ở vùng núi này, sớm muộn cũng bị chúng tìm ra!
- Dưới xuôi là chỗ nào?
- Quất Lâm! Em có bà ở đó! Bà em là chủ một quán kinh doanh sò lông ở Quất Lâm, quán thì bé nhưng nhân viên rất đông. Em sẽ về đó làm cho bà. Còn nếu anh không thích, thì mình thuê nhà, thuê ruộng ở gần đó sinh sống. Ngày ngày, hai đứa mình vác cày ra đồng, cày mệt thì ta lại ra bờ ruộng móc cua. Chiều về, em sẽ tranh thủ xay lúa, giã gạo, chăm sóc vườn dưa, vườn cà, nhổ cỏ, dọn vệ sinh, còn anh sẽ nấu cám cho lợn, tắm cho lợn, rửa sạch chuồng lợn, vét máng cho lợn. Tối mình ra bãi biển cưỡi ngựa! Chúng ta sẽ sống một cuộc sống thật bình dị, thanh cao, anh thấy sao?
- Thế thì đi thôi, anh đã ao ước cuộc sống thanh cao này từ lâu lắm rồi!
Vậy là trên con đường mòn ngoằn ngoèo vắt qua vách núi cheo leo, người ta thấy hai bóng người thoăn thoắt, chạy băng băng. Con đường mòn dẫn họ xuyên qua cánh rừng u tối, ra tới đường lớn thênh thang. Đâu đó, đã nghe tiếng gà rừng báo sáng gáy te te, đằng Đông, chân trời hừng lên những mảng sáng lập lòe…

TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI, TRUYỆN CHẾ VUI, 
Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét